Thanh Hoá hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Giúp người nghèo tăng thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống là mục tiêu hướng đến của tỉnh Thanh Hoá.

Trước đây, hộ nghèo xét theo tiêu chí cũ là đơn chiều, chủ yếu dựa vào thu nhập. Do đó, sau khi rà soát, nhiều hộ đã thoát nghèo nhưng vẫn chưa được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. 

Từ năm 2016 đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững triển khai thực hiện với mục tiêu giảm nghèo đa chiều. Người nghèo được tạo cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, được hưởng lợi đầu tư cơ sở hạ tầng, được nâng cao dân trí, đào tạo việc làm và hỗ trợ nhiều nguồn lực khác để sản xuất - kinh doanh... 

Việc chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường theo hướng đa chiều giúp xác định đối tượng nghèo chính xác, cụ thể, không bỏ sót, bảo đảm công bằng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội.

Thanh Hoá là địa phương trong nhóm dẫn đầu cả nước về tốc độ giảm nghèo. 

Thời gian qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Thanh Hoá đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch để triển khai công tác giảm nghèo và an sinh xã hội hàng năm và giai đoạn 2021 - 2025. Các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, chủ động bố trí ngân sách, nhân lực, lồng ghép kinh phí các chương trình, đề án có liên quan trên địa bàn, phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân, tổ chức thực hiện... 

Bên cạnh đó, với đặc thù hầu hết các hộ nghèo đều thuộc địa bàn 11 huyện miền núi, ngày 23/7/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Quyết định số 624-QĐ/TU về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể hóa 1 trong 6 chương trình trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra. 

Mục tiêu chung của chương trình là tạo chuyển biến mạnh mẽ về tư duy, nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc khu vực miền núi. 

Khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong khu vực. Tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài để đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách về mức sống của người dân so với miền xuôi, giảm dần địa bàn thuộc diện đặc biệt khó khăn... Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới mỗi năm giảm bình quân 1,5% trở lên.

Được biết, tỉnh Thanh Hoá có tỷ lệ hộ nghèo từ 6,77% (năm 2021) giảm xuống còn 4,99% (cuối năm 2022), vượt 0,29% so với kế hoạch. Đây cũng là địa phương trong nhóm dẫn đầu cả nước về tốc độ giảm nghèo. 

Từ năm 2021 đến nay đã kịp thời tham mưu phân bổ hơn 2.285 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp để triển khai thực hiện chương trình. Giải ngân gần 255 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển để thực hiện 70 dự án tại các huyện nghèo và các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Hướng dẫn phê duyệt 10 dự án hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế với kinh phí thực hiện trên 5,1 tỷ đồng.

Tỉnh tổ chức 20 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho khoảng gần 2.770 cán bộ và tổ chức 30 cuộc giám sát việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, triển khai thực hiện chương trình với tổng kinh phí thực hiện trên 7,7 tỷ đồng... 

Cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống ở các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường, tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ngày càng tốt hơn.

Trên thực tế, những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo như các chương trình 135, 30a của Chính phủ; chính sách ưu đãi tín dụng; chính sách mua bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hỗ trợ về giáo dục, đất sản xuất, nước sinh hoạt; chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm; nhà ở cho hộ nghèo; trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo; chính sách hỗ trợ tiền điện; hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo trong sản xuất bằng giống lúa lai, ngô lai, phương tiện sản xuất và nhiều hộ được hỗ trợ giống vật nuôi (lợn, trâu, bò)... 

Tuy nhiên, cũng vì được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, một số hộ nghèo còn có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, không muốn thoát nghèo. Cùng với đó, kết quả giảm nghèo của giai đoạn trước chưa đảm bảo tính bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao, nhất là khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra.

Có thể nói, việc tiếp cận nghèo theo hướng đa chiều sẽ tạo cơ hội cho người nghèo được hưởng đầy đủ các loại dịch vụ xã hội cơ bản hơn. Phương pháp tiếp cận này sẽ đánh giá được mức độ thay đổi các nhu cầu dịch vụ xã hội cơ bản của người dân tại từng địa phương. Từ đó xây dựng các chính sách cụ thể, đầu tư đúng và trúng theo từng vùng, lĩnh vực, từng bước giảm dần mức độ thiếu hụt giữa các vùng, nhóm dân cư. 

Giao Linh và nhóm PV

Chàng trai người Mông mở HTX bao tiêu hàng nghìn tấn dứa cho người dân biên giới

Năm 2022, anh Thào A Giàng thành lập Hợp tác xã dứa Mường Nhà (Điện Biên), liên kết với gần 70 hộ dân bản giáp biên trồng hơn 60ha cây dứa mật, bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đầu ra giúp bà con.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Nước sạch đến với học sinh vùng cao Nậm Pồ

Tính tới ngày 31/10, toàn huyện Nậm Pồ (Điện Biên) đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng 26 giếng khoan tại các trường học trên địa bàn.

Nhiều hộ dân ở Phong Thổ viết đơn xin thoát nghèo

Những lá đơn xin thoát nghèo đã thể hiện nguyện vọng, khẳng định ý chí tự lực vươn lên của một bộ phận đồng bào ở huyện Phong Thổ (Lai Châu) trong hành trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Thừa Thiên Huế: Linh hoạt thực hiện chính sách giảm nghèo đặc thù

Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND, trong đó có 6 nhóm chính sách trọng tâm, trọng điểm để thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Tuần Giáo nỗ lực thực hiện 100% học sinh tham gia bảo hiểm y tế

Tính đến ngày 31/10/2023, tổng số học sinh trên địa bàn huyện Tuần Giáo (Điện Biên) tham gia bảo hiểm y tế là 1.335 em, đạt 106.8% kế hoạch tỉnh giao.

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Tuần Giáo nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy giảm nghèo

Những việc làm hỗ trợ thiết thực đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân của huyện Tuần Giáo (Điện Biên) được cải thiện và nâng lên rõ rệt.

Tây Ninh: Nhiều cơ chế giảm nghèo đa chiều hiệu quả

Tỉnh Tây Ninh ban hành và thực hiện lồng ghép nhiều chính sách, mô hình giảm nghèo đa chiều hiệu quả cho vùng nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

TP Bà Rịa khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân

Việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp người dân Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) có sinh kế ổn định, thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên khấm khá.