Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Năm 2023, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, toàn huyện giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%.
W-giam-ngheo-vnn-mu-cang-chai-5-1.jpg

Mù Cang Chải là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái với 96% là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Mông. Địa phương này nằm trong danh sách 74 huyện nghèo của cả nước giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 Thủ tướng Chính phủ. Đến cuối năm 2022, tổng số hộ nghèo toàn huyện hơn 6.300 hộ, chiếm tỷ lệ 48,28%; hộ cận nghèo gần 1.500 hộ, chiếm 11,05%.

W-giam-ngheo-vnn-mu-cang-chai-10-1.jpg

Ông Nông Việt Yên, Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải, cho biết để thực hiện công tác giảm nghèo, huyện đặc biệt quan tâm đổi mới cách tiếp cận, đặt hộ nghèo, người nghèo vào vị trí chủ thể của hoạt động giảm nghèo. Tích cực tuyên truyền, vận động để khơi dậy khát vọng tự vươn lên thoát nghèo của người dân; thay đổi tư tưởng trông chờ, ỷ lại của các hộ nghèo vào sự trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng.

W-giam-ngheo-vnn-mu-cang-chai-11-1.jpg

Năm 2023, toàn huyện Mù Cang Chải giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%, vượt 148 hộ so với kế hoạch.

W-giam-ngheo-vnn-mu-cang-chai-6-1.jpg

huyện Mù Cang Chải đã nghiệm thu, giải ngân 3,2 tỷ đồng hỗ trợ 168 cơ sở chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa hoặc đặc sản, hữu cơ mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho hộ nghèo.

W-giam-ngheo-vnn-mu-cang-chai-7-1.jpg

Từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện đã mở được trên 10 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thông qua các lớp đào tạo nghề, nhiều chị em đồng bào Mông đã được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, nâng cao tay nghề.

W-thach-thao-1.jpg

Từ  các nguồn vốn hỗ trợ, năm 2023, huyện Mù Cang Chải đã có 367 hộ được hỗ trợ làm nhà; trong đó có 234 hộ làm nhà mới, 133 hộ được hỗ trợ sửa chữa nhà ở. Đến nay, huyện đã hoàn thành 363 nhà.

W-thach-thao-2-1.jpg

Tổng số tiền giải ngân đạt 10.507 triệu đồng. Trong đó, nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững là 3.682 triệu đồng, nguồn kinh phí Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2.764 triệu đồng; nguồn ngân sách tỉnh và nguồn huy động hợp pháp khác 4.061 triệu đồng.

W-giam-ngheo-vnn-mu-cang-chai-3-1.jpg

Sức khỏe tinh thần, thể chất của người dân được chú trọng cải thiện. Đối với trẻ em, huyện tiếp tục nâng cao việc chăm sóc y tế, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, còi xương.

W-giam-ngheo-vnn-mu-cang-chai-12-1.jpg

Có được kết quả này là do thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo triển khai thực hiện tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách giảm nghèo, những mô hình hay, cách làm hiệu quả, điển hình thoát nghèo tiêu biểu. Từ đó, mỗi người dân thuộc diện hộ nghèo có cơ hội tiếp cận và tìm ra hướng đi cho mình.

W-thach-thao-4-1.jpg

Những hộ gia đình tự nguyện xin thoát nghèo còn tham gia vận động, thuyết phục để thay đổi căn bản tư duy, nhận thức, hành động của bà con, nhằm phát huy tinh thần tự lực, tự cường, có khát vọng và chủ động nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo.

W-giam-ngheo-vnn-mu-cang-chai-14-1.jpg

Đặc biệt, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh phụ trách huyện, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện đã quan tâm, phối hợp với các xã, thị trấn thực hiện hỗ trợ, giúp đỡ cho những hộ nghèo thoát nghèo năm 2023. Các chính sách hỗ trợ thường xuyên cho hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện đảm bảo theo từng tháng, từng quý, đúng đối tượng, đúng quy định.

W-thach-thao-5-1.jpg

Ngoài ra, huyện Mù Cang Chải mong muốn tỉnh tiếp tục quan tâm, đồng thời kiến nghị với Trung ương quan tâm đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông liên xã, hệ thống thủy lợi, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường lớp học, hạ tầng viễn thông... để đảm bảo nhu cầu đi lại, sản xuất, học tập và chuyển đổi số trên địa bàn.

Lê Thảo

Huy Phúc, Anh Phương và nhóm PV

An Lão đẩy mạnh truyền thông và đào tạo nghề góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn giải quyết việc làm, góp giảm nghèo bền vững.

An Giang: Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.

Lạc Dương nỗ lực giảm nghèo bền vững

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Phú Yên: Tuyên truyền thay đổi tư duy, cùng nhau giảm nghèo

Để góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội thi truyên truyền về công tác giảm nghèo.

Đồng Tháp: Được tiếp cận thông tin kịp thời, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Nông giảm mạnh

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) giảm mạnh nhờ được tiếp cận các thông tin, chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước kịp thời.

Gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Đồng Tháp được cấp thẻ BHYT

Năm 2023, Đồng Tháp cấp gần 74.000 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học; xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Lâm Đồng giảm dần mức độ thiếu hụt chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Những năm gần đây, tỷ lệ giảm nghèo, giảm các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (trong chuẩn nghèo đa chiều) tại Lâm Đồng qua từng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Hiệu quả từ đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

An Giang: Thành phố Châu Đốc không còn hộ nghèo

Đến cuối năm 2023, 34 hộ nghèo của thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) đã thoát nghèo. Kết quả này vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra của thành phố.

Kết nghĩa buôn thôn giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Thông qua chương trình kết nghĩa giữa các sở, ban ngành với thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) đã giúp nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững.