Lạc Dương nỗ lực giảm nghèo bền vững

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
W-lac-duong-ng-hue-2-1.jpg

Lạc Dương là một huyện miền núi nằm ở phía đông bắc tỉnh Lâm Đồng, nơi có tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất của tỉnh. Những năm qua, huyện Lạc Dương đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

W-lac-duong-ng-hue-4-1.jpg

Đến cuối năm 2023, toàn huyện Lạc Dương còn 352 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 4,5%), giảm 140 hộ, trong đó 345 hộ cận nghèo dân tộc thiểu số (chiếm tỷ lệ 6,7%), giảm 140 hộ.

W-lac-duong-ng-hue-3-1.jpg

Đến nay, 100% các xã tại Lạc Dương đã có đường nhựa đến trung tâm huyện; 100% xã có điện lưới quốc gia; hệ thống thông tin liên lạc được phủ rộng khắp; trường học, bệnh viện được xây dựng khang trang hơn. 

W-lac-duong-ng-hue-8-1.jpg

Bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi và khởi sắc; đường giao thông nông thôn đã được cứng hóa, sạch đẹp; các công trình nhà ở, văn hóa, thể thao được nâng cấp và xây dựng mới, cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.   

W-lac-duong-ng-hue-12-1.jpg

Trước kia, đồng bào dân tộc thiểu số chuyên trồng lúa, bắp, khoai, sắn; nuôi heo, gà và vào rừng hái măng, nhặt hạt dẻ…, do đó đời sống gặp nhiều khó khăn; tình trạng đói giáp hạt xảy ra thường xuyên ở vùng sâu, vùng xa. Những năm gần đây, huyện tận dụng lợi thế đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, nguồn nước dồi dào để phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như cây dược liệu, rau và hoa xuất khẩu; nuôi cá nước lạnh, chăn nuôi đại gia súc...

W-lac-duong-ng-hue-13-1.jpg

Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã hình thành ở Lạc Dương, góp phần nâng cao thu nhập cũng như chất lượng đời sống nhân dân.

W-htx-ca-phe-ng-hue-9-1.jpg

Đặc biệt, huyện Lạc Dương vận động người dân trồng cà phê Arabica, loại cà phê ngon bậc nhất thế giới nhưng hiếm nơi nào trồng được. Đến nay, cây trồng này góp phần không nhỏ để tăng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp địa phương, đồng thời là nguồn thu nhập thường xuyên nâng cao đời sống và xóa đói giảm nghèo cho người dân.

W-lac-duong-ng-hue-1.jpg

Huyện Lạc Dương cũng là địa phương thực hiện khá thành công chuyển đổi số, tạo bước đột phá về chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, thúc đẩy cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp khi liên hệ công tác tại địa phương.

W-lac-duong-ng-hue-10-1.jpg

Để phát triển nền tảng chuyển đổi số, huyện Lạc Dương đã phổ cập điện thoại thông minh và cáp quang băng thông rộng. Nhiều hộ dân khó khăn trên địa bàn huyện được cấp điện thoại thông minh và sim data 4G miễn phí để người dân tiếp cận các nền tảng, ứng dụng số do chính quyền cung cấp. 

W-lac-duong-ng-hue-6-1.jpg

Về thực hiện phương thức thanh toán số, thương mại điện tử, đến nay huyện đã đẩy mạnh các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, điện lực Lạc Dương là đơn vị đi đầu và đang tiếp tục triển khai thực hiện thanh toán số cho các ngành: y tế, giáo dục, bảo hiểm, ngân hàng.

W-lac-duong-ng-hue-11-1.jpg

Huyện Lạc Dương đã lồng ghép đầu tư sử dụng hiệu quả các nguồn vốn như Chương trình xây dựng Nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, chương trình Vay vốn ưu đãi… Thông qua các chương trình, dự án, người dân thuộc đối tượng thụ hưởng đều được tiếp cận trực tiếp với các chính sách. Hầu hết hộ nghèo đã có ý thức tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo, cố gắng học nghề, học tập kinh nghiệm trong sản xuất, tự tạo việc làm, chủ động vay vốn đầu tư sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống và sinh hoạt, vươn lên thoát nghèo bền vững.

W-lac-duong-ng-hue-9-1.jpg

Tiếp tục nỗ lực giảm nghèo bền vững, huyện Lạc Dương đề xuất hơn 20,3 tỷ đồng ngân sách tỉnh bố trí thực hiện Đề án Giảm nghèo bền vững giai đoạn năm 2023-2025 nhằm cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người nghèo, gắn với xây dựng nông thôn mới, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, đến cuối năm 2025, tỷ lệ nghèo đa chiều của huyện Lạc Dương còn 23 hộ, chiếm 0,3%, trong đó hộ nghèo đa chiều dân tộc thiểu số còn 22 hộ, chiếm 0,4%. 

An Lão đẩy mạnh truyền thông và đào tạo nghề góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn giải quyết việc làm, góp giảm nghèo bền vững.

An Giang: Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Năm 2023, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, toàn huyện giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%.

Phú Yên: Tuyên truyền thay đổi tư duy, cùng nhau giảm nghèo

Để góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội thi truyên truyền về công tác giảm nghèo.

Đồng Tháp: Được tiếp cận thông tin kịp thời, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Nông giảm mạnh

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) giảm mạnh nhờ được tiếp cận các thông tin, chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước kịp thời.

Gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Đồng Tháp được cấp thẻ BHYT

Năm 2023, Đồng Tháp cấp gần 74.000 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học; xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Lâm Đồng giảm dần mức độ thiếu hụt chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Những năm gần đây, tỷ lệ giảm nghèo, giảm các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (trong chuẩn nghèo đa chiều) tại Lâm Đồng qua từng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Hiệu quả từ đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

An Giang: Thành phố Châu Đốc không còn hộ nghèo

Đến cuối năm 2023, 34 hộ nghèo của thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) đã thoát nghèo. Kết quả này vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra của thành phố.

Kết nghĩa buôn thôn giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Thông qua chương trình kết nghĩa giữa các sở, ban ngành với thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) đã giúp nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững.