Lâm Đồng giảm dần mức độ thiếu hụt chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Những năm gần đây, tỷ lệ giảm nghèo, giảm các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (trong chuẩn nghèo đa chiều) tại Lâm Đồng qua từng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

So với năm trước, tỷ lệ nghèo đa chiều toàn tỉnh theo rà soát cuối năm 2022 giảm 1,6%, ở mức 5,34%, tương ứng 18.237 hộ nghèo đa chiều, trong đó có 6.636 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,94%. Các địa phương có tỷ lệ giảm nghèo cao như Đam Rông (7,84%), Cát Tiên (3,4%), Lạc Dương (2,77%), Di Linh (1,57%). 

Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản như việc làm, dinh dưỡng, bảo hiểm y tế, trình độ giáo dục người lớn, nguồn nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng dịch vụ viễn thông và phương tiện tiếp cận thông tin đều thấp hơn năm trước. Lâm Đồng đặt mục tiêu năm 2023, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 1%, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số giảm 2,5%.  

lamdong-xuanngoc.png
Người dân ở Lâm Đồng chế biến sản xuất sản phẩm hồng treo gió.

Qua thống kê, phân tích của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lâm Đồng, có nhiều yếu tố khiến các hộ nghèo ở các xã thôn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chưa thể bứt thoát vươn lên cuộc sống ổn định. Ngoài nguyên nhân chính là các gia đình thiếu sức lao động thì đa phần những người ốm đau, bệnh tật hoặc bị tai nạn là những đối tượng yếu thế dễ lâm vào tình trạng nghèo đói khi không có nguồn thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống. Hiện nay, trong toàn tỉnh, duy nhất TP. Đà Lạt không còn hộ nghèo theo chuẩn đa chiều.

Năm 2023, TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã giảm được 333/767 hộ nghèo đa chiều, trong đó giảm 109 hộ nghèo và 224 hộ cận nghèo. Hiện nay thành phố còn 84 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,18% và 350 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 0,76%.

Để có những kết quả tích cực đó, hướng tới giảm nghèo bền vững, chống tái nghèo, trong năm 2023, TP.Bảo Lộc đã xây dựng nhiều chương trình hành động cụ thể, trong đó xâu chuỗi nhiều giải pháp tổng hợp nhằm giúp hộ nghèo vươn lên trong phát triển kinh tế để nâng cao đời sống. Thành phố đã tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi; vay vốn tín dụng ưu đãi; khuyến nông, khuyến lâm; đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm...

Đặc biệt, thành phố triển khai hỗ trợ mô hình sinh kế cho các nhóm cộng đồng ở các xã: Lộc Châu và Đamb’ri cho 13 hộ; đang tiếp tục triển khai cho các xã: Đại Lào, Lộc Châu, Đamb’ri, Lộc Nga  và phường Lộc Sơn...

Trong năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố đã triển khai thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số...; cho vay ưu đãi hộ nghèo, cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay; cho vay giải quyết việc làm, cho vay đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; cho vay đầu tư nước sạch và vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn, cho hộ nghèo vay sửa chữa nhà ở... Tổng cộng có hơn 9.200 hộ được hưởng chính sách tín dụng này.

Cùng với đó, TP.Bảo Lộc cũng đã mở 12 lớp đào tạo nghề cho 289 lao động nông thôn, lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ cấp bù học phí cho 242 đối tượng theo Nghị định 81/2021/NDĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ.

Trong năm 2023, TP.Bảo Lộc cũng đã huy động được hơn 4,4 tỷ đồng cho Quỹ “Vì người nghèo”. Từ nguồn vốn này, địa phương đã xây nhà đại đoàn kết cho 17 hộ nghèo, cận nghèo, với tổng kinh phí gần 1,4 tỷ đồng; hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho 9 hộ nghèo, cận nghèo với số tiền 193 triệu đồng; hỗ trợ sản xuất cho 46 hộ nghèo, cận nghèo với số tiền 569 triệu đồng; hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh cho 230 người với số tiền 189 triệu đồng...

Đặc biệt, trong năm 2023, toàn thành phố đã huy động được hơn 2,27 tỷ đồng từ các nguồn lực để trao sinh kế cho hộ nghèo. Qua đó, địa phương đã trao sinh kế giúp 113 hộ thoát nghèo. Các chính sách về y tế, giáo dục, sử dụng điện, nước… cũng được quan tâm thực hiện hướng về hộ nghèo, khó khăn.

Lãnh đạo TP.Bảo Lộc yêu cầu các ban, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện công tác truyền thông giảm nghèo, thực hiện tốt cơ chế, chính sách tạo điều kiện để các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản liên quan. Bảo đảm 100% hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế, được chăm sóc sức khỏe và có cơ hội học hành; được giới thiệu việc làm phù hợp với khả năng để có thể tự lao động, vươn lên trong cuộc sống; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, nhất là hỗ trợ đột xuất, hỗ trợ một phần chi phí khám chữa bệnh hiểm nghèo, bệnh nặng theo quy định.

Ngoài ra, cần quan tâm vận động các cơ quan, cán bộ, công chức, doanh nghiệp… hỗ trợ mô hình sinh kế, tạo điều kiện nâng thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo, cận nghèo để hướng tới năm 2025, TP.Bảo Lộc không còn hộ nghèo đa chiều.

Minh An

Quang Phong và nhóm PV

An Lão đẩy mạnh truyền thông và đào tạo nghề góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn giải quyết việc làm, góp giảm nghèo bền vững.

An Giang: Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Năm 2023, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, toàn huyện giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%.

Lạc Dương nỗ lực giảm nghèo bền vững

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Phú Yên: Tuyên truyền thay đổi tư duy, cùng nhau giảm nghèo

Để góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội thi truyên truyền về công tác giảm nghèo.

Đồng Tháp: Được tiếp cận thông tin kịp thời, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Nông giảm mạnh

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) giảm mạnh nhờ được tiếp cận các thông tin, chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước kịp thời.

Gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Đồng Tháp được cấp thẻ BHYT

Năm 2023, Đồng Tháp cấp gần 74.000 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học; xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Hiệu quả từ đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

An Giang: Thành phố Châu Đốc không còn hộ nghèo

Đến cuối năm 2023, 34 hộ nghèo của thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) đã thoát nghèo. Kết quả này vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra của thành phố.

Kết nghĩa buôn thôn giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Thông qua chương trình kết nghĩa giữa các sở, ban ngành với thôn, buôn đồng bào dân tộc thiểu số huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) đã giúp nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững.