Thanh Hoá: Giảm nghèo bằng trí tuệ, trách nhiệm và cả trái tim

Năm 2022, Thanh Hoá đã giảm 17.791 hộ nghèo (từ 67.684 hộ xuống còn 49.893 hộ), tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,79% (từ 6,77% xuống còn 4,99% áp dụng chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025).

Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giữa kỳ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh Thanh Hoá  Đầu Thanh Tùng cho hay, Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2023 đã tập trung vào giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Nhờ đó, các gia đình hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đã được hỗ trợ để vượt qua khó khăn, cải thiện đời sống và tạo ra các cơ hội để phát triển. Người dân nghèo đã được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như: hỗ trợ vốn kinh doanh, đào tạo nghề, bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí cho con em, đặc biệt là giải quyết vấn đề về nhà ở. 

Cùng với đó, chương trình đã tập trung vào phát triển kết cấu hạ tầng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng sâu và vùng khó khăn. 

Nhờ định hướng đúng đắn này, năm 2022, Thanh Hoá đã giảm 17.791 hộ nghèo (từ 67.684 hộ xuống còn 49.893 hộ), tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,79% (từ 6,77% xuống còn 4,99% áp dụng chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025). Ước năm 2023, giảm còn 3,49%, vượt mục tiêu do Trung ương, tỉnh đề ra”. 

Thanh Hóa trở thành điểm sáng của cả nước trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.

Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hoá Vũ Thị Hương cho biết, giai đoạn 2021 - 2025, tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương phân bổ cho tỉnh Thanh Hóa là 1.640 tỷ 539 triệu đồng. Trong đó, Trung ương đã giao 945 tỷ 033 triệu đồng; còn lại 695 tỷ 506 triệu đồng (thực hiện năm 2024 và 2025) chưa được giao. Căn cứ vào nguồn vốn của Trung ương, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các nghị quyết, quyết định phân bổ 100% kế hoạch vốn cho các đơn vị, địa phương. 

Kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển được Trung ương phân bổ năm 2022 và năm 2023: Lũy kế đến ngày 30/9 khoảng 410 tỷ 102 triệu đồng/945 tỷ 033 triệu đồng. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững của tỉnh cao hơn tỷ lệ giải ngân Chương trình của cả nước (tỷ lệ giải ngân cả nước đạt 36,46%).

Kết quả giải ngân vốn sự nghiệp được Trung ương phân bổ năm 2021 đến năm 2023: Lũy kế đến ngày 25/9 được 138 tỷ 216 triệu đồng/685 tỷ 135 triệu đồng, đạt 20,17%. Trong đó, năm 2021 là 37 tỷ 455 triệu đồng; năm 2022 là 52 tỷ 103 triệu đồng; năm 2023 là 48 tỷ 658 triệu đồng.

Thông tin từ ông Lê Hữu Quyền, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa, tổng doanh số cho vay trong 3 năm 2021 - 2023 đạt 11.272,7 tỷ đồng với trên 231,9 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. 

Vốn tín dụng chính sách xã hội được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển. 

Thông qua 6.520 Tổ tiết kiệm và vay vốn do các tổ chức hội đoàn thể nhận ủy thác và 559/559 Điểm giao dịch tại UBND các xã, phường, thị trấn đã chuyển tải an toàn, kịp thời nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đến với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo việc làm mới cho hơn 26,6 nghìn hộ vay và người lao động; giúp gần 2,1 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; 4,8 nghìn học sinh sinh viên được vay vốn để chi phí học tập tiếp tục theo học tại các trường đại học, cao đẳng... Hơn 4.000 học sinh sinh viên được vay vốn để mua máy vi tính; xây dựng 235 căn nhà ở cho hộ nghèo và 1.203 căn nhà ở xã hội...

Bước vào giai đoạn 2021 - 2025, trên cơ sở kế thừa những thành tựu, kết quả đạt được của nhiều giai đoạn trước; nhiều chính sách hỗ trợ cho người nghèo hết hiệu lực; được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời của Trung ương, sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả của cả hệ thống chính trị; sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân; công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng, đưa Thanh Hóa trở thành điểm sáng của cả nước trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh, để hoàn thành mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Thanh Hóa trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước theo Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX thì việc thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa rất quan trọng.

Với tinh thần “Giảm nghèo trong thời gian tới bằng trí tuệ, trách nhiệm và cả trái tim”, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng tin tưởng, với truyền thống đoàn kết, tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, tỉnh Thanh Hóa sẽ thực hiện thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.

Thanh Minh

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.