Yên Thế: Đẩy mạnh giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số

Huyện Yên Thế xác định việc phổ cập dịch vụ Internet, mạng di động, tăng cường chuyển đổi số có vai trò quan trọng thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Phát triển hệ thống truyền thanh thông minh

Đã thành thói quen, sáng nào đi tập thể dục, bà Nguyễn Thị Minh ở xã Đông Sơn, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang cũng cùng những người bạn của mình nghe các chương trình phát ra từ chiếc loa truyền thanh lắp tại nhà văn hóa xã.

Bà cho hay, "Qua những buổi truyền thanh trên loa, chúng tôi nhận được rất nhiều kiến thức bổ ích như về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt và vận dụng trong gia đình có hiệu quả hơn. Đặc biệt là các chương trình họp của Hội đồng nhân dân huyện cũng được thông tin trên loa truyền thanh, nhờ vậy, chúng tôi nắm bắt được các chủ trương của huyện để cùng thực hiện nghiêm chỉnh".

Cụm điểm loa IP được lắp đặt tại các xã ở huyện Yên Thế.

Được biết, Yên Thế là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có nhiều đồi núi, thôn bản nằm cách xa nhau nên gặp khó khăn trong phủ sóng phát thanh khiến người dân, đặc biệt vùng dân tộc thiểu số khó nắm bắt thông tin tuyên truyền quan trọng của Đảng, Nhà nước và địa phương. 

Nhằm khắc phục tình trạng "lõm sóng", năm 2022, huyện đầu tư kinh phí lắp đặt hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông (truyền thanh IP) tại xã An Thượng; 60 cụm điểm loa IP với 150 loa ở 13 xã, thị trấn. 

Truyền thanh IP giúp tiết kiệm chi phí trang bị máy phát sóng, cột ăng-ten, quỹ đất để lắp đặt cột ăng-ten. Việc phát sóng chỉ bằng các thao tác vận hành đơn giản ở phần mềm được cài đặt trên máy vi tính, điện thoại di động.

Xã An Thượng được huyện Yên Thế đầu tư kinh phí xây mới đài truyền thanh theo mô hình thông minh gồm 5 cột với 24 loa; phủ sóng toàn xã và một số thôn của xã lân cận. Nghe tin tức từ loa truyền thanh đã trở thành thói quen của ông Hoàng Văn Toàn và nhiều người dân ở xã An Thượng mỗi ngày. Ông cho biết: "Hệ thống loa ở xã ngày nào cũng mở để bà con nghe. Tôi rất thích các chương trình thời sự, ca nhạc, chăm sóc sức khỏe, cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho tôi".

Được biết, toàn huyện Yên Thế hiện có 19 đài truyền thanh với 110 cụm loa ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông. Hệ thống thông tin cơ sở được quan tâm xây dựng, đầu tư từng bước đáp ứng yêu cầu thông tin, truyền thông, góp phần tích cực giảm nghèo về thông tin trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Sau một thời gian triển khai, hệ thống truyền thanh mới đã nhận được sự đánh giá tích cực của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi của huyện.

Đẩy mạnh phát triển dịch vụ số

Góp phần thay đổi nhận thức của người dân về vị trí, vai trò, trách nhiệm của bản thân trong công cuộc giảm nghèo, huyện Yên Thế triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ bà con tiếp cận thông tin, dịch vụ số. 

Theo đó, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn lắp wifi tại nhà văn hóa trên địa bàn. Đến nay, toàn huyện có 43 nhà văn hóa thôn, bản có wifi miễn phí để phục vụ nhu cầu truy cập Internet của người dân.

Xã Đồng Tiến có 1,2 nghìn hộ dân với 11 dân tộc sinh sống ở 8 thôn, bản. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 còn 5,27%; hộ cận nghèo là 7,58%. Toàn xã có 5 bản đặc biệt khó khăn là: Đồng An, Cây Thị, Khe Ngọ, Gốc Bòng, Cây Vối.

Năm 2021, xã lắp wifi tại bản Khe Ngọ; đầu năm 2022, lắp đặt tiếp tại 4 bản: Trại Mới, Gốc Bòng, Cây Vối, Cây Thị. Cùng với đó, xã thành lập các tổ công nghệ số cộng đồng thường xuyên tập huấn, hướng dẫn người dân kỹ năng số.

Ông Chu Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Để giúp bà con dân tộc thiểu số quen dần với thiết bị thông minh, ngoài việc lắp wifi, xã còn phân công lực lượng đoàn viên thanh niên hỗ trợ bà con truy cập các dịch vụ công, tìm hiểu kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt trên môi trường số.

Anh Hà Văn Thưởng, trưởng bản Trại Mới, xã Đồng Tiến cho biết: "Từ ngày có mạng wifi, những buổi sinh hoạt cộng đồng, chúng tôi mở ti vi xem các chương trình hướng dẫn trồng rừng, chăn nuôi để bà con cùng học tập, trao đổi từ đó áp dụng vào sản xuất".

Hiện, Yên Thế có 197 tổ công nghệ số cộng đồng với khoảng 1 nghìn thành viên tham gia. Các tổ công nghệ số cộng đồng đã và đang tích cực hướng dẫn, hỗ trợ người dân biết cách dùng các ứng dụng thông minh trên điện thoại, thương mại điện tử, dịch vụ hành chính công, tham gia thực hiện chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần giảm nghèo về thông tin. 

Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ người dân sử dụng các dịch vụ viễn thông, Internet, ứng dụng công nghệ thông tin giúp người nghèo, hộ nghèo và cận nghèo chủ động hơn trong tiếp cận thông tin, học hỏi kinh nghiệm, tìm kiếm giải pháp thoát nghèo bền vững.

Văn Bắc và nhóm PV, BTV

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Đưa lúa nước lên bản giúp người Mày xoá đói, giảm nghèo

Khi đưa lúa nước lên bản, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã giải quyết đúng gốc rễ cái đói mà đồng bào phải đối mặt. Những mùa vàng ở K. Ai đã góp phần giúp bà con xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống.