Đưa lúa nước lên bản giúp người Mày xoá đói, giảm nghèo

Khi đưa lúa nước lên bản, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã giải quyết đúng gốc rễ cái đói mà đồng bào phải đối mặt. Những mùa vàng ở K. Ai đã góp phần giúp bà con xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống.

Trước đây, đồng bào dân tộc Mày ở bản K. Ai, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đói ăn quanh năm vì chủ yếu dựa vào săn bắt, hái lượm, đốt rừng làm rẫy.

Hiểu được sự vất vả của bà con, năm 2011, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã quyết định làm thí điểm mô hình trồng lúa nước. Ngay vụ đầu tiên, lúa đã cho năng suất cao. Căn cứ vào kết quả đó, Bộ đội Biên phòng đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội, giúp dân bản K. Ai vươn lên.

Với quan điểm giúp đồng bào “cần câu” thay vì cho “con cá”, năm 2013, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã triển khai dự án trồng lúa nước tại bản K. Ai với diện tích 5ha. 

Mùa vàng ở K. Ai.jpg
Mùa vàng ở bản K. Ai, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa. 

Những ngày đầu, Bộ đội Biên phòng đã hướng dẫn từ cách cày đất, ngâm ủ hạt giống, cách chăm bón để cây lúa tốt tươi. Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật nên năng suất lúa cao, không hề thua kém so với nhiều địa phương trồng lúa ở đồng bằng. Vụ hè thu năm nay, cánh đồng lúa nước trên bản K. Ai cho năng suất 3,5 tấn/ha. 

Đây là vụ mùa đánh dấu mốc sự kiện 10 năm hình thành ruộng lúa nước bản K. Ai. Trải qua 20 vụ mùa, từ chỗ được cầm tay chỉ việc, đến nay đồng bào Mày ở bản K. Ai đều tự tay làm lấy. 

Mỗi năm 2 vụ lúa, năng suất trung bình gần 4 tấn/ha đã giúp cho 138 hộ với trên 708 khẩu bảo đảm nguồn lương thực, chuyện đói ăn, đứt bữa đã lùi xa theo quá khứ. Ngoài gạo đủ ăn quanh năm, bà con còn để dự trữ và chăn nuôi gia súc. 

Sau 10 năm với những gian nan, vất vả, nhiều lúc tưởng chừng phải bỏ cuộc bởi điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình đồi núi, nước ruộng khan hiếm, đặc biệt là hiểu biết hạn chế của đồng bào về cây lúa nước, giờ đây đồng bào đã tự giác xuống đồng, cơ bản nắm được quy trình làm lúa nước, nhất là biết quý trọng hạt gạo do chính mồ hôi, công sức mình bỏ ra.

Theo ông Hồ Hùng, Trưởng bản K. Ai thì hiện nay, không chỉ biết trồng lúa nước, các hộ ở bản còn biết làm kinh tế, bước đầu tạo được nguồn thu để trang trải cho cuộc sống của mình. 

“Dù chưa hết khó khăn nhưng chúng tôi đã nhận thức được chỉ có tự tạo lập thì cuộc sống mới ổn định, chứ không thể trông chờ mãi vào sự hỗ trợ của Nhà nước”, ông Hùng nói.

Mô hình lúa nước 2 vụ/năm ở bản K. Ai được Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình xây dựng có diện tích lớn nhất trong số các mô hình lúa nước do Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai suốt dọc dải biên giới phía Tây của tỉnh. 

Để giúp bà con tự giác và chủ động làm quen với việc canh tác lúa nước, từ năm 2016, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Cha Lo đã tiến hành chia tách ruộng giao cho các hộ.

Những mùa vàng ở K. Ai đã góp phần giúp đồng bào vươn lên thoát nghèo. K. Ai đang đổi thay từng ngày trong hành trình xóa đói, giảm nghèo bằng chính đôi tay của người dân và mồ hôi của người lính biên phòng.

Việc Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào tạo ra bước chuyển đổi từ “cắt, đốt, cốt, trỉa” sang trồng lúa nước, góp phần định canh, định cư, ổn định bền vững và còn có ý nghĩa về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đối với địa phương. Đây cũng là cách làm hiệu quả chung tay xây dựng nông thôn mới. 

Những bông lúa chín vàng “cúi đầu” trĩu nặng hạt là món quà vô giá đối với đồng bào tộc người Mày, người Rục, người Vân Kiều ở miền núi Quảng Bình. Ý nghĩa thiêng liêng hơn nữa là hạt gạo thơm đã được làm ra từ chính những tâm huyết, giọt mồ hôi của tình đoàn kết quân dân, sự gắn bó thủy chung giữa người lính Biên phòng và các đồng bào dân tộc ít người sinh sống trên dãy Trường Sơn hùng vĩ.

Hải Sâm

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Thường Xuân chú trọng giải quyết việc làm cho người nghèo

Vấn đề giải quyết việc làm trở thành nhiệm vụ trọng tâm của huyện Thường Xuân (Thanh Hoá). Trong đó có việc định hướng phát triển nhân lực được đào tạo, có thể làm việc cho các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn.