Nhiều mô hình kinh tế mới hiệu quả góp phần giảm nghèo bền vững ở Vĩnh Linh

Những năm gần đây, người dân ở Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) đã mạnh dạn đầu tư nhiều mô hình kinh tế mới hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp giảm nghèo bền vững.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, thời gian qua, huyện Vĩnh Linh đưa ra nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, vận động người dân khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, mạnh dạn mở mang nhiều mô hình kinh tế mới, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhờ đó, nhiều gia đình đã bứt phá vươn lên, không chỉ thoát nghèo vươn lên trở thành những hộ giàu có tại địa phương, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo ở địa phương.

W-mo-hinh-trong-dua-luoi-trong-nha-mang-o-vinh-linh-quang-tri-1.jpg
Mô hình ứng dụng công nghệ cao trồng dưa lưới trong nhà màng là một trong nhiều mô hình được người dân chuyển đổi mang giá trị lợi nhuận cao.

UBND huyện Vĩnh Linh cho biết, trên địa bàn huyện hiện có rất nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp mới được ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đưa cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng vào canh tác, chăn nuôi, đã được người dân ở các xã triển khai hiệu quả. 

Điển hình như mô hình ứng dụng công nghệ cao trồng dưa lưới trong nhà màng với tổng quy mô trên 10.000 m2 tại các xã Trung Nam, Vĩnh Tú, Kim Thạch; mô hình sản xuất rau sạch theo phương pháp thủy canh với quy mô trên 1.300 m2 tại xã Trung Nam; mô hình nông nghiệp hữu cơ sản xuất các loại cây ăn quả, rau theo hướng hữu cơ có diện tích trên 5.000m2 với hệ thống 10 nhà kính được thiết kế hiện đại tại xã Kim Thạch; mô hình nuôi hươu sao lấy nhung ở xã Vĩnh Thuỷ; mô hình nuôi tôm công nghệ cao, nuôi cá sông trong ao;... 

Những mô hình này hiện đang hoạt động rất hiệu quả, các sản phẩm làm ra đều đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng về an toàn chất lượng và giá trị lợi nhuận đem lại cho người sản xuất khá cao, ổn định.

Theo huyện Vĩnh Linh, thời gian tới, để nhân rộng các mô hình kinh tế mới hiệu quả, an toàn theo hướng hiện đại, góp phần cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng, huyện sẽ tiếp tục vận động, tuyên truyền để người dân chủ động chuyển đổi mô hình kinh tế phù hợp, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đưa cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng vào canh tác, chăn nuôi. Đồng thời huyện sẽ tiếp tục có nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm tạo điều kiện tốt nhất để người dân mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế mới; liên kết với các doanh nghiệp để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thêm sản phẩm OCOP; chú trọng phát triển mô hình kinh tế tập thể nhằm đưa nông dân làm quen với kinh tế tập thể định hướng thị trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, tạo công ăn việc làm ổn định cho lao động, góp sức vào công tác giảm nghèo địa phương.

Huyện Vĩnh Linh cho biết, năm 2023, qua rà soát, đánh giá về hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện cho thấy, toàn huyện có 542 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,99% (cùng kỳ năm 2022 là 2,89%); hộ cận nghèo giảm còn 696 hộ, chiếm 2,55% (cùng kỳ năm 2022 là 3,9%). 

Có được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, cố gắng của chính quyền và người dân ở Vĩnh Linh trong công tác giảm nghèo. Trong đó, việc khuyến khích, nhân rộng những mô hình kinh tế mới là nhân tố thúc đẩy nhiều gia đình chủ động bứt phá vươn lên làm giàu, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Kim Chi và nhóm PV

An Lão đẩy mạnh truyền thông và đào tạo nghề góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn giải quyết việc làm, góp giảm nghèo bền vững.

An Giang: Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Năm 2023, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, toàn huyện giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%.

Lạc Dương nỗ lực giảm nghèo bền vững

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Phú Yên: Tuyên truyền thay đổi tư duy, cùng nhau giảm nghèo

Để góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội thi truyên truyền về công tác giảm nghèo.

Đồng Tháp: Được tiếp cận thông tin kịp thời, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Nông giảm mạnh

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) giảm mạnh nhờ được tiếp cận các thông tin, chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước kịp thời.

Gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Đồng Tháp được cấp thẻ BHYT

Năm 2023, Đồng Tháp cấp gần 74.000 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học; xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Lâm Đồng giảm dần mức độ thiếu hụt chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Những năm gần đây, tỷ lệ giảm nghèo, giảm các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (trong chuẩn nghèo đa chiều) tại Lâm Đồng qua từng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Hiệu quả từ đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

An Giang: Thành phố Châu Đốc không còn hộ nghèo

Đến cuối năm 2023, 34 hộ nghèo của thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) đã thoát nghèo. Kết quả này vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra của thành phố.