Bạch Thông phát triển hệ thống truyền thanh thúc đẩy giảm nghèo thông tin

Những năm qua, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đã phát huy hiệu quả các kênh thông tin, tuyên truyền để giúp người nghèo thay đổi nhận thức, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Chỉ cần 1 chiếc máy tính hoặc điện thoại thông minh kết nối Internet là các cán bộ phụ trách truyền thanh huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn có thể cài đặt lịch phát tự động cho các cụm truyền thanh tại các điểm trung tâm huyện, UBND xã, thôn. Dù ở bất cứ vị trí nào, chỉ với vài thao tác đơn giản, họ đều có thể thực hiện công việc này.

Cán bộ phụ trách truyền thanh huyện Bạch Thông đang tiếp sóng các bản tin lên hệ thống truyền thanh.

Được biết, hiện nay 14/14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện  Bạch Thông đều có đài truyền thanh, trong đó 09 đài vô tuyến FM (gồm: Cao Sơn, Sỹ Bình, Vũ Muộn, Vi Hương, Cẩm Giàng, Nguyên Phúc, Mỹ Thanh, Quang Thuận, Dương Phong) và 05 đài hữu tuyến (gồm: Tân Tú, Quân Hà, Lục Bình, Đôn Phong, thị trấn Phủ Thông). Một số xã hệ thống loa truyền thanh chỉ được lắp đặt và hoạt động tại cụm trung tâm xã và một số vùng lân cận. 

Bên cạnh đó, toàn huyện hiện có 14 người (kiêm nhiệm) làm công tác quản lý, vận hành các đài truyền thanh. Hầu hết các đài đều bố trí 01 cán bộ phụ trách cả nội dung và kỹ thuật.

Với đặc thù là thông tin nhanh nhạy các sự kiện bằng âm thanh, thông qua hệ thống truyền thanh, người dân trên địa bàn huyện đã nắm bắt được chủ trương, đường lối của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước, tiếp cận với khoa học kỹ thuật, thị trường, tiếp nhận các kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội... Trên cơ sở đó, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đổi mới tư duy kinh tế, nâng cao năng suất lao động, cải thiện và phát triển đời sống, giảm nghèo bền vững.

Nhận thấy vai trò quan trọng của truyền thanh cơ sở trong công tác giảm nghèo, huyện Bạch Thông đã ban hành Đề án “Củng cố và phát triển hệ thống đài truyền thanh cấp xã trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 - 2025”. Mục tiêu là phát huy mọi nguồn lực để củng cố và phát triển hệ thống truyền thanh phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của huyện, phù hợp với xu thế phát triển loại hình truyền thanh mới, góp phần nâng cao chất lượng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đến nhân dân trong và ngoài huyện. 

Huyện phấn đấu sau năm 2025, 100% các xã, thị trấn có đài truyền thanh hoạt động thường xuyên, hiệu quả; trên 90% người dân được nghe đài truyền thanh xã; 100% đài tự sản xuất được tối thiểu 01 chương trình phát thanh địa phương/01 tuần. Nâng chất lượng và tăng thời lượng chương trình phát thanh; đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn phù hợp cho người làm công tác đài truyền thanh.

Thông qua việc triển khai Đề án này, huyện Bạch Thông mong muốn củng cố và phát triển hệ thống truyền thanh trên địa bàn huyện nhằm bảo đảm hoạt động truyền thanh phát huy tốt vai trò, chức năng tuyên truyền. Đồng thời giúp cấp ủy, chính quyền địa phương nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.

Thanh Minh

Lai Châu đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết vấn đề xã hội

Phụ nữ huyện Tân Uyên, Lai Châu trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển văn hóa, thể dục thể thao, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Điện Biên: Tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác phổ biến kiến thức pháp luật tới đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, Phòng Dân tộc huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã có những hoạt động tuyên truyền mang lại hiệu quả cao.

Đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023

Thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, Dự án 5 bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2023 hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc 26 tỉnh.

Lào Cai xóa đói giảm nghèo bền vững bằng Internet

Tỉnh Lào Cai xác định, việc phổ cập dịch vụ Internet, mạng di động, tăng cường chuyển đổi số... có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay.

Tín dụng chính sách – Đòn bẩy giảm nghèo hiệu quả ở Nghệ An

Cuối tháng 9/2023, tổng nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của tỉnh Nghệ An đạt 12.140 tỷ đồng, cao thứ 4 toàn quốc, đạt tốc độ tăng trưởng 11,6%.

Hộ nghèo Bản Qua (Lào Cai) có nhà mới từ nguồn vốn Chương trình giảm nghèo

Xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã tổ chức trao tiền và gắn biển tượng trưng hỗ trợ sửa chữa, làm mới nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo năm 2023 theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Nghệ An: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo hiệu quả

Tại khu vực miền núi tỉnh Nghệ An, xuất khẩu lao động được xem là con đường thoát nghèo nhanh và bền vững cho người dân, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tây Ninh tăng cường hỗ trợ người dân giảm nghèo về thông tin

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua, tỉnh Tây Ninh đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm nghèo thông tin trên địa bàn và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Quảng Trị: Định hướng nghề nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số

Nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú, dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã chủ động thực hiện công tác phân luồng, hướng nghiệp sớm cho học sinh dân tộc thiểu số.

Mèo Vạc (Hà Giang) đẩy mạnh giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân thực hiện các mục tiêu và Chương trình giảm nghèo bền vững.