Nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, thoát nghèo ở Yên Lập (Phú Thọ)

Giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, việc triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững của huyện Yên Lập (Phú Thọ) sẽ thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tác động theo nhóm đối tượng.

Huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ có trên 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. 

Những năm qua, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, huyện đã triển khai, thực hiện các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo phù hợp, tạo động lực giúp người dân từng bước vươn lên thoát nghèo.

Đặc biệt, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, việc triển khai chương trình giảm nghèo bền vững của huyện sẽ thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tác động theo nhóm đối tượng và nguyên nhân nghèo. Đẩy mạnh thực hiện chính sách xã hội hóa theo phương châm "Nhà nước hỗ trợ, nhân dân đóng góp, cộng đồng giúp đỡ”. 

Bên cạnh đó, giảm dần chính sách hỗ trợ trực tiếp, tăng các chính sách hỗ trợ có điều kiện, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại, khuyến khích người nghèo vươn lên thoát nghèo. Huy động tối đa các nguồn lực đầu tư cho Chương trình giảm nghèo bền vững.

Mô hình nuôi cá Koi thoát nghèo ở xã Xuân Thủy. 

Nhân rộng các mô hình hay

Để tạo điều kiện cho hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, huyện Yên Lập đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật sản xuất theo thời vụ, xây dựng mô hình sản xuất nông - lâm nghiệp, mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm cho người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. 

Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, trong đó chăn nuôi gà thả vườn đã mang lại giá trị kinh tế cao. Theo thống kê, huyện Yên Lập hiện có hơn 8.500 con trâu, đàn bò có 8.000 con, đàn lợn có gần 65.000 con và trên 1 triệu con gia cầm.

Với việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Yên Lập đã giảm dần qua các năm. Đời sống người dân từng bước được nâng lên, an ninh trật tự được bảo đảm, mối liên kết giữa người dân và chính quyền ngày càng gắn bó.

Một trong các tấm gương vươn lên làm giàu, thoát nghèo là hộ gia đình chị Định Thị Nhàn, xã Xuân Thủy với mô hình nuôi cá Koi. Đây là loại cá cảnh được thị trường ưa chuộng, cá ăn được nhiều loại thức ăn như thực vật, động vật, thức ăn chế biến. Để cho cá có màu sắc đẹp, thường xuyên bổ sung thức ăn có hàm lượng caroten cao như: cua, tép…

"Năm 2018, qua các kênh thông tin tuyên truyền về giảm nghèo, Internet, tôi thấy nuôi cá Koi là một giải pháp để cải thiện kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập và thoát nghèo bền vững. Tôi tìm hiểu và mua thử vài đôi về nuôi, nhân giống. Sau một thời gian gây giống, đàn tăng lên, một số người đến chơi, họ hỏi mua. Người này giới thiệu người kia, dần dần khách hàng tăng lên, tôi bắt đầu mở rộng diện tích nuôi cá. Tôi thấy công việc này rất phù hợp với mình, vì từ bé tôi đã quen với việc chăn nuôi, ruộng vườn... ", chị Nhàn chia sẻ.

Nhờ áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, chọn con giống khỏe, thường xuyên cải tạo ao, nguồn nước hợp vệ sinh, khẩu phần ăn hợp lý và chủ động thị trường nên đàn cá tăng trưởng nhanh, hạn chế dịch bệnh, sản lượng đạt cao. Qua đó mô hình nuôi cá Koi của gia đình chị mang lại hiệu quả cao.

Kinh tế gia đình chị ngày càng khấm khá, có điều kiện xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm thiết bị hiện đại như điều hòa, tủ lạnh, bếp từ.... Từ thành công bước đầu, vợ chồng chị Nhàn đầu tư chuồng trại nuôi lợn theo hướng hữu cơ. Không chỉ sản xuất kinh doanh giỏi, chị còn gương mẫu chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, xây dựng gia đình văn hóa tiêu biểu, nuôi con ăn học đến nơi đến chốn.

Hay mô hình chăn nuôi và kinh doanh gia súc gia cầm của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Yên Lập, Khu 8, xã Xuân Thủy.

Hợp tác xã thực hiện tổ chức chăn nuôi gà theo mô hình chuỗi giá trị đạt tiêu chuẩn VietGap và có chất lượng cao. Cung cấp con giống có chất lượng tốt phục vụ phát triển sản xuất, cung cấp các giải pháp chăn nuôi phù hợp để người chăn nuôi có lãi. Cung cấp thực phẩm sạch và an toàn cho người tiêu dùng. Với 2 sứ mệnh trên, hợp tác xã phấn đấu trở thành hợp tác xã hàng đầu về chăn nuôi các giống gà đặc sản tại Việt Nam.

Với sản phẩm chủ lực của Hợp tác xã tham gia sản xuất kinh doanh là gà, việc chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật và định hướng phát triển thực phẩm sạch đã mang lại an toàn cho người tiêu dùng. Đây là một sản phẩm có tiềm năng phát triển kinh tế cho địa bàn xã nói riêng và toàn huyện Yên Lập nói chung, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho các thành viên trong hợp tác xã.

Đến nay, hợp tác xã đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân, làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục thành viên, nông dân nâng cao nhận thức, kết hợp kiểm tra vệ sinh chuồng trại. Tuyên truyền, hướng dẫn hội viên giữ vệ sinh chuồng nuôi, khu vực xung quanh, đồng thời phun thuốc tiêu độc khử trùng theo định kỳ tại khu vực nuôi nhằm đạt hiệu quả cao nhất và đưa ra sản phẩm gà đồi an toàn tới tay người tiêu dùng.

Thu nhập bình quân của người lao động và thành viên hợp tác xã dao động từ 5 – 7 triệu đồng/người/tháng. Những dịch vụ hợp tác xã cung cấp cho thành viên và thị trường đều ổn định, được khách hàng đánh giá cao. Nhiều hộ dân tham gia hợp tác xã đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu và đã cải thiện được cuộc sống.

Phát huy vai trò của tổ chức hội

Trong công tác giảm nghèo bền vững của địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Yên Lập đóng góp vao trò lớn, hỗ trợ sinh kế cho người nghèo. Hội đã chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, phân công các chi hội đăng ký giúp đỡ. Tổng số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ: 1.714/3.314 hộ là 51,7%; Hội giúp đỡ 184 hộ, đạt 100% kế hoạch.

Phong trào giúp nhau trong đời sống hàng ngày thể hiện rõ nét với nhiều hình thức phong phú như chơi phường; giúp đỡ ngày công, con giống các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Duy trì nhóm phụ nữ giúp nhau không lấy lãi: trong năm đã có 7.829 lượt chị giúp cho 5.922 chị với số tiền 979.400.000 đồng. Ủng hộ, gây quỹ giúp đỡ 75 hội viên bị thiên tai, hỏa hoạn, bệnh tật hiểm nghèo với số tiền 80.886.000 đồng. Thăm hỏi, giúp 795 công lao động. Các đơn vị làm tốt là xã Mỹ Lung, Lương Sơn, Thượng Long, Trung Sơn, Xuân Thủy, Hưng Long, Ngọc Lập, Phúc Khánh, Đồng Thịnh, thị trấn Yên Lập, Mỹ Lương,...

Duy trì và phát triển tốt các nguồn vốn vay thông qua tổ chức Hội: trên 140 tỷ đồng vốn ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội tại 73 tổ cho 2.611 hộ vay; 120 triệu đồng vốn Dự án PALD cho 60 hội viên phụ nữ xã Đồng Thịnh, xã Đồng Lạc vay phát triển nhóm chăn nuôi gà; 55 triệu đồng nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp cho 02 mô hình khởi nghiệp của hội viên phụ nữ xã Phúc Khánh, xã Xuân Viên; trên 1 tỷ đồng tiết kiệm của 10 nhóm VSLA tại thị trấn Yên Lập và xã Đồng Thịnh cho 110 lượt chị em trong các nhóm vay phát triển kinh tế.

Chị Nguyễn Thị Thắm, một mình nuôi 2 con nhỏ, là hộ nghèo ở khu Đồng Bành, xã Hưng Long. Sau khi được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, cùng sự giúp đỡ của anh em, bạn bè và các hội đoàn thể, chị Thắm mua máy móc, thiết bị, nhận may đồng phục cho học sinh. Đến nay, gia đình chị Thắm đã vươn lên thoát nghèo, có kinh tế ổn định. Hiện chị cũng đang giúp đỡ 2 chị em khác có hoàn cảnh khó khăn vào làm việc cùng mình.

Hội còn chỉ đạo và hỗ trợ xây dựng 31 mô hình phát triển kinh tế tại 17/17 xã, thị trấn có 187 thành viên tham gia với tổng số vốn 6.605 triệu đồng (trong đó vốn tự có 3.656 triệu đồng). Qua kiểm tra các mô hình đều phát triển tốt, như mô hình trồng rừng; mô hình kinh doanh cho thuê cột, dầm bê tông, cốt pha; trồng ớt xuất khẩu tại Hưng Long; nuôi dê thịt tại Ngọc Lập; sản xuất cây quế giống, thu mua sơ chế cây quế tại Thượng Long; chăn nuôi tổng hợp tại Xuân An; mô hình trồng quế kết hợp chăn nuôi bò tại Phúc Khánh...

Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, phát huy sáng kiến giảm nghèo dựa vào cộng đồng. Khơi dậy ý chí tự lực, tự thân vận động, có ý thức vươn lên, tránh tư tưởng trông chờ là yếu tố quan trọng, mang tính quyết định, giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững.

Quỳnh Nga

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Thường Xuân chú trọng giải quyết việc làm cho người nghèo

Vấn đề giải quyết việc làm trở thành nhiệm vụ trọng tâm của huyện Thường Xuân (Thanh Hoá). Trong đó có việc định hướng phát triển nhân lực được đào tạo, có thể làm việc cho các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn.