Hà Giang: Những mục tiêu xuyên suốt hành trình giảm nghèo đa chiều

Giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo, phát sinh nghèo; hướng đến cơ hội bình đẳng về thụ hưởng thành quả của sự phát triển… là những mục tiêu trọng tâm của Hà Giang trong thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025.

Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có 6/11 huyện, thành phố thuộc diện huyện nghèo được thụ hưởng chính sách theo Nghị Quyết 30a của Chính phủ (gồm 4 huyện cao nguyên đá là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ và 2 huyện vùng cao phía Tây là Hoàng Su Phì và Xín Mần). Bên cạnh đó, Hà Giang là tỉnh có 19 dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu là các dân tộc thiểu số như: Mông, Nùng, Tày, La Chí, Pà Thẻn, Lô Lô, Sán Dìu… trình độ dân trí thấp.

Với trên 87% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số với nhiều thôn đặc biệt khó khăn khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới. Việc rút ngắn khoảng cách thụ hưởng của vùng này sẽ góp phần tạo sức bật để Hà Giang đẩy nhanh quá trình giảm nghèo bền vững.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu và có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng đói, nghèo đeo bám.

Chợ phiên

Xác định giảm nghèo là nhiệm vụ xuyên suốt, bên cạnh huy động tối đa các nguồn lực của nhà nước và xã hội; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế địa phương, Hà Giang còn quan tâm việc động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo phát huy nội lực, ý chí vươn lên; lấy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân làm mục tiêu giảm nghèo bền vững. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân; đặc biệt là ở các huyện nghèo, xã, thôn đặc biệt khó khăn thông qua tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp và hỗ trợ xây dựng; nhân rộng các mô hình giảm nghèo, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 94.727 hộ nghèo, cận nghèo đa chiều; chiếm 49,95% tổng số hộ toàn tỉnh (giảm 8.889 hộ, giảm 5,17% so với cuối năm 2021); trong đó, 70.318 hộ nghèo và 24.409 hộ cận nghèo. Mức độ thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản của hộ nghèo đa chiều chủ yếu tập trung vào các tiêu chí về việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin.

Năm 2023, Hà Giang phấn đấu giảm 7.660 hộ nghèo đa chiều, giảm tỷ lệ nghèo đa chiều 4,0%, hạn chế thấp nhất hộ tái nghèo và hộ nghèo phát sinh mới. Giải quyết việc làm cho 17.800 lao động; trong đó, đi làm việc ở các tỉnh trong nước và làm việc ở nước ngoài 10.200 lao động; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm; 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ bảo hiểm y tế; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 97,25%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi tại các huyện nghèo còn 48,6%. Đảm bảo tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt trên 98%. Giáo dục nghề nghiệp 5.500 lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo; phấn đấu cuối năm 2023 tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh đạt 57,8%. Hỗ trợ nhà ở cho 5.400 hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt về nhà ở trên địa bàn huyện nghèo. Phấn đấu 85% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 50% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh cuối năm 2023 đạt 93%; đảm bảo 80% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet; 90% các hộ sinh sống tại địa bàn huyện nghèo được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững thông qua các hình thức xuất bản sản phẩm truyền thông…

Để triển khai hiệu quả các dự án thành phần về hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KT - XH các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; truyền thông và giảm nghèo về thông tin… các địa phương trong tỉnh đang tập trung hoàn thành việc rà soát, lập danh mục và thủ tục đầu tư các công trình, dự án; duy tu, bảo dưỡng các công trình phục vụ dân sinh, sản xuất, thiết yếu trên địa bàn các huyện nghèo.

Các ngành, địa phương triển khai theo đúng hướng dẫn về thực hiện nội dung đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; rà soát, lựa chọn, xây dựng và triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị. Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo; xây dựng chương trình, giáo trình, định mức kinh tế - kỹ thuật; phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với đối tượng, trình độ phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh; khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề; truyền thông, hướng nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm; phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã; đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp.

Để chương trình giảm nghèo bền vững được triển khai sâu rộng, hiệu quả, tỉnh duy trì liên tục công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cấp, các ngành và toàn xã hội về công tác giảm nghèo; kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững; triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Xây dựng, tổ chức các chương trình thông tin và truyền thông, định hướng cho người dân tham gia, thụ hưởng chương trình; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách về giảm nghèo ở các cấp, các ngành, nhất là ở cơ sở...

Minh Yến

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.