Người phụ nữ Dao tìm hướng phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo

Quyết tâm khởi nghiệp với nghề may trang phục dân tộc, chị Lò Lở Mẩy, người dân tộc Dao ở thôn Chu Cang Hồ, xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã giúp bản thân và nhiều phụ nữ khác có thu nhập ổn định.

Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất nghèo thôn Chu Cang Hồ, xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, chị Lò Lở Mẩy luôn trăn trở với suy nghĩ: Vì sao gia đình mình và nhiều hộ chị em trong thôn có đất, có đồi mà vẫn nghèo? Làm thế nào để tìm hướng phát triển kinh tế, xóa đói nghèo? 

Chị cất công đi tìm hiểu ở nhiều nơi và đọc sách báo. Sau đó, chị mạnh dạn đề xuất với Phòng Nông nghiệp huyện Bát Xát giúp đỡ về kiến thức trồng, chăm sóc dưa hấu rồi vay vốn để mở rộng diện tích trồng.

Nhận thấy một thực tế là xưa nay bà con chỉ quen với cách làm nhỏ lẻ, manh mún dẫn tới thiếu kiến thức, kỹ thuật trồng, chăm sóc cũng như việc tiêu thụ sản phẩm, chị Mẩy đã tập hợp một nhóm sản xuất cùng sở thích, gồm 8 chị em phụ nữ trong thôn trồng, chăm sóc hơn 1 ha dưa hấu ở thôn Láo Vàng Chải, thu về 15 tấn quả ở vụ đầu tiên, mang lại nguồn thu trên 100 triệu đồng.

Hiện nay, dưa do nhóm sản xuất của chị Lò Lở Mẩy trồng đã được cấp tem, nhãn mác, trích xuất nguồn gốc dưa sạch. Do vậy đã có nhiều thương lái đến tận vườn để thu mua, bình quân mỗi đợt 4-5 tấn dưa sạch, với giá bán 6.000-7.000 đồng/kg.

Mô hình sản xuất dưa sạch và việc lập tổ nhóm sản xuất cùng sở thích của chị Lò Lở Mẩy đã giúp nhiều chị em có hoàn cảnh khó khăn được trao đổi kinh nghiệm, xóa bỏ thói quen làm ăn manh mún, nhỏ lẻ và có cơ hội được làm chủ để thoát nghèo bền vững. 

Bảo tồn nghề may trang phục Dao

Ngoài chú trọng tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, chị Mẩy còn có niềm đam mê may vá các bộ trang phục người Dao và biến chúng trở thành sản phẩm tạo thu nhập.

Chị cho hay, do sớm được mẹ truyền lại nghề thêu may trang phục dân tộc nên tình yêu với nghề may của chị bắt nguồn từ thuở thiếu niên. Khi mới 13-14 tuổi, chị đã có thể tự cắt, tự tay thêu và may cho mình một bộ trang phục truyền thống đẹp để diện đi chơi Tết, lễ hội.

Chị Lò Lở Mẩy với trang phục Dao truyền thống.

Với niềm đam mê ấy, sau khi lấy chồng, chị sinh con cuộc sống cũng còn khó khăn.  Nhờ có nghề trong tay, chị mạnh dạn làm thêm nghề may để phát triển kinh tế.

Ban đầu, chị sử dụng loại máy may kiểu cũ nên công việc vất vả, sản phẩm làm ra chậm hơn. Khi đã có chút vốn, chị đầu tư mua máy may công nghiệp, từ đó lượng sản phẩm làm ra gấp đôi.

Thấy trang phục của chị may đẹp, chất lượng tốt, nhiều người đến nhà chị đặt may nên lượng khách cứ tăng dần. Hiện bình quân 03 ngày chị may được một bộ trang phục Dao với giá tiền là 600 nghìn đồng/ bộ. Trung bình mỗi tháng chị thu được từ may trang phục khoảng 15 đến trên 20 triệu đồng. 

Phát triển nghề truyền thống để giải quyết việc làm cho chị em tại địa phương, đồng thời giữ gìn được nét đẹp văn hóa đặc sắc của cha ông truyền lại, chị Mẩy đã và đang dạy cho 5 -7 chị em có đam mê với nghề may trang phục truyền thống. Đến nay, có chị đã biết may để phục vụ cho bản thân và gia đình, có chị thì có nghề với thu nhập khoảng 7 triệu đồng/ tháng. 

Sau nhiều năm nỗ lực khởi nghiệp từ nghề may trang phục dân tộc Dao và phát triển kinh tế, đến nay, gia đình chị Mẩy đã vươn lên trở thành một hộ khá giàu trong thôn, trong xã, đầu tư 500 triệu đồng sửa lại căn nhà gỗ khang trang đẹp đẽ. Chị cũng trở thành điểm tựa giúp trên 20 chị em có hoàn cảnh khó khăn vay gần 250 triệu đồng không lấy lãi để phát triển vươn lên, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Hạ Nhiên

Lùng Thàng: Thu nhập của nông dân tăng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật

Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp, Lùng Thàng từ một xã đặc biệt khó khăn đã có những chuyển biến tích cực.

Quang Bình: Đổi đời nhờ biết tận dụng mặt nước lòng hồ thủy điện

Khai thác lợi thế từ hồ Thủy điện sông Chừng (Quang Bình, Hà Giang), mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ từng bước cho hiệu quả kinh tế và tạo thu nhập giúp người dân thoát nghèo bền vững.

Người Bí thư tiên phong mở lối thoát nghèo cho dân Phiêng Dượng

Ông Bàn Cao Sơn, Bí thư Chi bộ thôn Phiêng Dượng, xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn đã “thổi luồng gió mới" giúp bà con vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Phú Thọ: Những “bóng hồng” trên mặt trận kinh tế, giảm nghèo bền vững

Những người phụ nữ với ý chí vươn lên đã phát triển kinh tế thành công, đóng góp không nhỏ vào công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh Phú Thọ.

Lão nông ở Phú Thọ biến đất cằn thành ‘mỏ vàng’ trên những quả đồi xanh

Những ngọn đồi ở làng Đá Hen, xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) được phủ một màu xanh tươi rói của cây chè – loại cây đã và đang góp phần thay đổi diện mạo của vùng trung du một thời nghèo khó.

Nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, thoát nghèo ở Yên Lập (Phú Thọ)

Giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, việc triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững của huyện Yên Lập (Phú Thọ) sẽ thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tác động theo nhóm đối tượng.

Phú Thọ: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc dân tộc

Những năm gần đây, mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa bản địa phát triển tại Xuân Sơn đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

Đồng bào Mường ở Phú Thọ thoát nghèo nhờ trồng chè sạch

Nhờ ứng dụng công nghệ trồng chè sạch, nhiều hộ gia đình người dân tộc Mường ở xã Long Cốc, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) đã thoát nghèo.

Bắc Kạn: Mô hình du lịch nhà vườn ứng dụng công nghệ số để thoát nghèo của vợ chồng 9x

Bỏ phố về núi, cặp vợ chồng trẻ ở Ngân Sơn (Bắc Kạn) đã xây dựng mô hình du lịch cộng đồng với mong muốn giúp bà con thoát nghèo, phát triển kinh tế.

Bắc Kạn: Hiệu quả tích cực từ truyền thông về y tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đội ngũ nhân viên y tế thôn bản đã làm thay đổi nhiều tập tục, thói quen chăm sóc sức khỏe còn lạc hậu, góp phần nâng cao chất lượng sống cho cả cộng đồng.