Nâng cao dân trí, thúc đẩy giảm nghèo bền vững nhờ chuyển đổi số

Mô hình chuyển đổi số ở xã Vi Hương, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đã đem lại những kết quả khả quan, có tác động thúc đẩy giảm nghèo bền vững, đời sống người dân từng bước được nâng lên.

Những năm qua, các mô hình chuyển đổi số ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc trong giai đoạn thí điểm đã đem lại những kết quả khả quan, có tác động thúc đẩy giảm nghèo bền vững, đời sống người dân từng bước được nâng lên. Việc tiếp cận với thông tin tuyên truyền được dễ dàng hơn, qua đó nâng cao dân trí, giúp người dân có thêm kiến thức để làm kinh tế, phát huy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo. 

Vi Hương là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 2.087 ha, xã có 9 thôn với 622 hộ, 2.626 nhân khẩu, gồm 5 dân tộc Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mường cùng sinh sống. Đồng bào dân tộc nơi đây chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp, chăn nuôi nhỏ lẻ, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao. 

Trụ sở UBND xã Vi Hương. 

Giữa năm 2020, thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia, cùng với 7 xã khác trong cả nước, Cục Tin học hóa thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ xã Vi Hương thí điểm chuyển đổi số trên các lĩnh vực: Nâng cao chất lượng đội ngũ, tái cấu trúc các hệ thống quản lý điều hành; triển khai truyền thanh thông minh; triển khai các dịch vụ giáo dục, y tế; phát triển thương mại điện tử và thanh toán điện tử. Mục tiêu của chương trình là ứng dụng công nghệ số để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, từ đó rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình.

Các hoạt động chuyển đổi số được triển khai tại xã gồm: Xây dựng các kênh giao tiếp, tương tác thuận tiện hơn với người dân; nâng cấp hệ thống loa truyền thanh thông minh, cài phần mềm chuyển văn bản sang âm thanh thông qua nền tảng AI. Triển khai các hoạt động thương mại điện tử nhằm hỗ trợ quảng bá, tiếp thị và bán các sản phẩm của địa phương trên môi trường mạng. Triển khai nền tảng kết nối thương mại điện tử AgriConnect cho các sản phẩm nông sản của xã; phần mềm bán hàng Shopone. Triển khai cầu truyền hình và nền tảng hỗ trợ hệ thống khám chữa bệnh từ xa Telehealth tại trạm y tế. Lắp đặt trạm phát sóng di động 4G; trạm wifi công cộng tại khu vực UBND xã.

Sau thời gian thí điểm, kết quả đánh giá cho thấy, các chương trình đã cung cấp đầy đủ thông tin để phục vụ cho quá trình sản xuất cho mọi người dân. Kịp thời cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản, dịch vụ thông tin nâng cao đời sống tinh thần. Giúp chia sẻ nhanh chóng, hiệu quả kinh nghiệm thành công về chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn và giảm nghèo bền vững.

Đặc biệt, truyền thanh cơ sở đóng vai trò quan trọng để ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội. Đây chính là kênh trao đổi thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân địa phương.

Anh Vi Văn Tú, người dân xã Vi Hương chia sẻ: “Trước đây khi chưa có đài truyền thanh và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin, chính sách của Nhà nước của người dân chúng tôi rất hạn chế, dẫn đến trình độ dân trí còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao. 

Sau khi được Đảng, Nhà nước và các cấp quan tâm, chọn làm mô hình thí điểm chuyển đổi số, người dân ở đây có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức. Internet phủ sóng, mọi người tiếp cận thông tin đa chiều, cuộc sống văn minh, hiện đại hơn. Nhiều người học hỏi kinh nghiệm làm nông sản, trồng trọt ứng dụng khoa học kỹ thuật… thông qua internet. Việc tiếp cận chính sách của Nhà nước thông qua đài truyền thanh dễ dàng, nhanh chóng hơn”.

Từ tháng 9/2020, người dân bắt đầu được nghe những bản tin đều đặn của phát thanh xã. Đây là hệ thống đài phát thanh xã ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI, chỉ cần cán bộ xã soạn thảo văn bản nội dung thông tin, sử dụng phần mềm chuyển văn bản thành giọng đọc và chọn thời gian phát thanh. Những nội dung cần thông báo sẽ được truyền đến người dân thông qua 12 điểm loa không dây, sử dụng nền tảng “Text-2-speech” sóng FM để thông minh hóa.

Hệ thống loa truyền thanh lắp đặt ở UBND xã. 

Đài phát thanh thông minh của xã Vi Hương nằm trong Dự án Hoàn thiện hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng CNTT-VT trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn được Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn Khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026 phê duyệt tại Nghị quyết số 66/NQ-HĐND ngày 14/7/2021. Dự án có tổng kinh phí 23,75 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương, thời gian thực hiện dự án trong năm 2021 và 2022.   

Bên cạnh đài phát thanh thông minh, hiện nay xã Vi Hương cũng đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân ứng dụng công nghệ số phục vụ đời sống. Điển hình là từ 21/3/2023 đến ngày 05/4/2023, Tổ cài đặt sổ sức khoẻ điện tử do UBND xã thành lập đã tiến hành thực hiện cài đặt cho công dân của 9/9 thôn trên địa bàn xã. 

Kết quả có 1.506/2.693 = 55,92% người dân trên địa bàn xã đã được cài đặt và hướng dẫn sử dụng, hoàn thành tiêu chí số 15 về y tế. Với mục đích giúp mỗi người dân biết tự quản lý thông tin sức khoẻ liên tục, suốt đời, từ đó giúp chủ động chăm sóc sức khoẻ. 

UBND xã Vi Hương hướng dẫn bà con cài đặt sổ sức khỏe điện tử. 

Ngoài ra cung cấp cho thầy thuốc đầy đủ các thông tin về sức khoẻ, tiền sử bệnh tật, các yếu tố nguy cơ; kết hợp thăm khám thầy thuốc có đánh giá toàn diện về sức khoẻ của người bệnh, giúp phát hiện bệnh sớm, chuẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, giảm chi phí khám bệnh, chữa bệnh của người dân. Qua đó đảm bảo liên thông dữ liệu về sức khoẻ giữa người dân với các cơ sở y tế thông qua hồ sơ sức khoẻ điện tử và sổ sức khỏe điện tử.

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi số ở xã Vi Hương còn có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân. Điển hình là Hợp tác xã Thiên An ở thôn Nà Ít.

Chị Lý Thị Quyên, Giám đốc Hợp tác xã cho biết, sau khi được hỗ trợ chuyển đổi số, các sản phẩm của Hợp tác xã Thiên An được sử dụng mã vạch QR code để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Với mã vạch này, người dùng có thể truy xuất được toàn bộ quy trình sản xuất của sản phẩm từ thu hái, sơ chế, thời điểm đóng gói, địa chỉ sản xuất… 

Hợp tác xã cũng đã được hỗ trợ thúc đẩy phát triển thương mại điện tử và đạt được một số kết quả như: Trang web giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp; Fanpage giới thiệu các sản phẩm trên Facebook; nền tảng kết nối thương mại điện tử dành cho nông sản AgriConnect được xây dựng để kết nối các gian hàng trên các sàn như Postmart, Tiki, Shopee... giới thiệu các sản phẩm. 

Nhờ đó, các sản phẩm của hợp tác xã được quảng bá rộng khắp, số lượng đơn hàng phát triển, tạo công ăn việc làm cho người dân trong vùng. Thành viên là người thuộc hộ cận nghèo đang làm việc trong hợp tác xã chiếm 40% với mức thu nhập ổn định.

Cũng nhờ ứng dụng cộng nghệ số, những người nông dân trong xã có thể gọi điện thoại, video trực tuyến để liên hệ và nhận hỗ trợ từ đơn vị cung ứng giống; học trực tuyến kỹ thuật nuôi trồng, canh tác...

Ông Vi Văn Huân, Chủ tịch UBND xã Vi Hương bày tỏ: Với những thành công bước đầu, chúng tôi rất mong Đảng, Nhà nước và các cấp tiếp tục quan tâm, hỗ trợ để thời gian tới địa phương ngày càng phát triển, thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025.

Quỳnh Nga

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Thường Xuân chú trọng giải quyết việc làm cho người nghèo

Vấn đề giải quyết việc làm trở thành nhiệm vụ trọng tâm của huyện Thường Xuân (Thanh Hoá). Trong đó có việc định hướng phát triển nhân lực được đào tạo, có thể làm việc cho các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn.