Tiếp cận từ chiều cạnh phát triển toàn diện con người để đánh giá về đói nghèo

Sử dụng một tiêu chí thu nhập (hay chi tiêu) không đủ để nắm bắt được tình trạng nghèo thực tế của người dân. Bởi vậy, đánh giá nghèo cần được tiếp cận rộng hơn từ chiều cạnh phát triển toàn diện con người.

Giống như quá trình phát triển, nghèo đói là một khái niệm đa chiều. Trong cùng một thời điểm, người nghèo có thể phải đối mặt với nhiều bất lợi khác nhau, có thể là những khó khăn trong khám chữa bệnh, học hành, nhà ở, đất đai, nước sạch hoặc điện thắp sáng. Sử dụng một tiêu chí thu nhập (hay chi tiêu) không đủ để nắm bắt được tình trạng nghèo thực tế của người dân. Đánh giá nghèo cần được tiếp cận rộng hơn từ chiều cạnh phát triển toàn diện con người.

Đánh giá nghèo cần được tiếp cận rộng hơn từ chiều cạnh phát triển toàn diện con người.

Ở Việt Nam, qua nhiều thập niên, cách đo lường và đánh giá nghèo chủ yếu thông qua thu nhập. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy thành tiền. Nếu người có thu nhập thấp dưới mức chuẩn nghèo thì được đánh giá thuộc diện hộ nghèo. Đây chính là chuẩn nghèo đơn chiều do Chính phủ quy định. Tuy nhiên, chuẩn nghèo hiện nay của Việt Nam được đánh giá là thấp so với thế giới. Trên thực tế, nhiều hộ dân thoát nghèo nhưng mức thu nhập vẫn nằm cận chuẩn nghèo, do đó số lượng hộ cận nghèo vẫn rất lớn, tỷ lệ tái nghèo còn cao, hàng năm cứ 3 hộ thoát nghèo thì lại có 1 hộ trong số đó tái nghèo.

Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025

Do vậy, đầu năm ngoái, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 27/2021/NĐ-CP quy định về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025. Theo nội dung Nghị định, chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025 được chia làm 02 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/12/2021, tiếp tục thực hiện chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ để làm căn cứ đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác năm 2021.

Giai đoạn 2: Từ ngày 01/01/2022 đến 31/12/2025, áp dụng chuẩn nghèo đa chiều mới với các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều gồm tiêu chí thu nhập (khu vực nông thôn 1,5 triệu đồng/người/tháng, khu vực thành thị 2 triệu đồng/người/tháng) và tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (sáu dịch vụ: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin; 12 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin).

Bên cạnh đó, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 – 2025 cũng được Nghị định xác định rõ là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai đoạn 2022 - 2025. 

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025

Ngày 18/01/2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 với các mục tiêu:

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Đề ra 4 chỉ tiêu cụ thể: (1) Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1,0 - 1,5%/năm. (2) Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3,0%/năm. (3) 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. (4) Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%/năm.

Đối tượng của Chương trình bao gồm: (1) Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng, kể từ thời điểm hộ được cấp có thẩm quyền công nhận thoát nghèo) trên phạm vi cả nước. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; (2) Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các tỉnh có huyện nghèo; (3) Các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; (4) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn các tỉnh có huyện nghèo; (5) Các tổ chức, cá nhân liên quan.

Chương trình: Gồm 7 dự án thành phần: (1) Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. (2) Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo. (3) Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng. (4) Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững. (5) Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo. (6) Truyền thông và giảm nghèo về thông tin. (7) Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình.

Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 tối thiểu là 75.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương 48.000 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 12.690 tỷ đồng và huy động hợp pháp khác 14.310 tỷ đồng.

Ngọc Cương, Thúy Tình, Lê Tình

Sơn La: Đưa bảo hiểm y tế đến người dân vùng khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La triển khai nhiều giải pháp nhằm mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, nỗ lực hướng tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân.

Đào tạo nghề giúp phụ nữ Yên Bái vươn lên thoát nghèo bền vững

Hàng năm, tăng tỷ lệ lao động nữ của tỉnh Yên Bái được đào tạo nghề và có việc làm với thu nhập ổn định, giúp xoá đói, giảm nghèo hiệu quả.

Phong Thổ: Nâng cao tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh

Thời gian qua, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã đầu tư, nâng cấp, sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, giúp người dân nơi đây được sử dụng nước sạch hiệu quả.

Thanh Hoá hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Giúp người nghèo tăng thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống là mục tiêu hướng đến của tỉnh Thanh Hoá.

Hội viên nông dân Văn Yên thoát nghèo nhờ vốn chính sách

Gần 5.000 hội viên nông dân được vay vốn trên 351 tỷ đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Yên (Yên Bái).

Trạm Tấu tăng cường truyền thông về giảm nghèo bền vững

Với các nội dung tuyên truyền đa dạng, phong phú, thiết thực, công tác giảm nghèo ở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái thời gian qua đã đạt nhiều thành quả.

Yên Bái: Đẩy mạnh liên kết đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo

Liên kết với các doanh nghiệp để tư vấn, hướng nghiệp và đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động, người nghèo ở nông thôn là giải pháp được tỉnh Yên Bái đẩy mạnh.

Huyện Sông Mã giúp hộ nghèo có nhà, vươn lên phát triển kinh tế

Là huyện biên giới của tỉnh Sơn La, huyện Sông Mã đang nỗ lực xoá nhà tạm, nhà dột nát nhằm hỗ trợ người nghèo ổn định cuộc sống, vươn lên phát triển kinh tế.

Lai Châu chú trọng dạy nghề, tạo sinh kế cho lao động nông thôn

Công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động, nhất là lao động nông thôn luôn được thành phố Lai Châu chú trọng.

Đến 2025, 98% dân số nông thôn Yên Bái sử dụng nước hợp vệ sinh

Tỉnh Yên Bái nỗ lực đưa nước hợp vệ sinh tới nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo sinh sống.