Chuyển đổi số tạo cơ hội phát triển cho xã nghèo Bắc Kạn

Từ chuối, măng và các loại thảo dược hái từ núi rừng Bắc Kạn... Hợp tác xã Thiên An mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng sản phẩm thế mạnh của địa phương, tạo hiệu quả kinh tế cao.

Mới đây, tại Hội nghị Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua "Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 - 2025 của 31 tỉnh phía Bắc, tổ chức tại Lào Cai, chị Lý Thị Quyên, Giám đốc Hợp tác xã Thiên An, xã Vi Hương, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đã được vinh danh là một trong những gương điển hình về sản xuất giỏi của tỉnh Bắc Kạn.

Tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, gác lại ước mơ làm cô giáo, chị Lý Thị Quyên, thôn Nà Ít, xã Vi Hương, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn chủ động nghiên cứu, tìm hướng đi mới cho cây chuối để giúp người dân trong vùng thoát nghèo.

Năm 2015, được sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, chị Quyên đã đứng ra thành lập Hợp tác xã chế biến nông sản Thiên An chuyên sản xuất chuối sấy giòn, với mong muốn giải quyết đầu ra về cây chuối cho bà con. 

Sau nhiều tháng thử nghiệm, hợp tác xã đã cho ra được sản phẩm đầu tiên của mình, với chất lượng 3 không (không chất bảo quản, không đường hóa học, không phụ gia) từng bước tạo được lòng tin của khách hàng và trở thành mặt hàng OCOP của địa phương.

Khi mới đi vào hoạt động, Hợp tác xã Thiên An chỉ là một mô hình nhỏ, cơ sở vật chất thiếu thốn, sản phẩm chưa có gì ngoài chuối sấy khô, măng rừng, mật ong… nhưng với quyết tâm làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, chị Quyên kiên trì nghiên cứu, mày mò để phát triển thêm một số sản phẩm độc đáo hơn là thuốc tắm thảo dược và các loại gối dược liệu thổ cẩm. 

Chị Lý Thị Quyên giới thiệu các sản phẩm của hợp tác xã giúp chị em có thêm thu nhập. Ảnh H. Thuý

Chị Lý Thị Quyên cho biết: "Xuất phát từ vùng nguyên liệu sẵn có và các bài thuốc cổ truyền của đồng bào người Dao dưới chân dãy núi Phja Boóc, chúng tôi đã tự mày mò, nghiên cứu để cố gắng làm ra sản phẩm chất lượng".

Ngoài các sản phẩm thuốc tắm thảo dược thì gối dược liệu là sản phẩm khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên để tạo sự khác biệt, ngoài 30 loại thuốc gia truyền có trong lõi gối, Hợp tác xã Thiên An đã thiết kế những mẫu mã mới mang đậm nét bản sắc văn hóa của dân tộc Dao Đỏ đang sinh sống trên địa bàn xã Vi Hương.

Hầu hết các sản phẩm được thêu tay rất tỉ mỉ, chi tiết với những họa tiết đa dạng, bắt mắt. Hoa văn trang trí là những nét văn hóa đặc trưng của người Dao Đỏ như nghệ thuật in sáp ong trên váy; hình vẽ thiên nhiên như mặt trời, mặt trăng, cây cối, núi rừng...

Những năm gần đây, hợp tác xã đã quan tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đầu tư thêm một số máy móc, trang thiết bị để chế biến, đóng gói sản phẩm, vì vậy, cả hình thức và chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng lên. 

Năm 2020, Hợp tác xã Thiên An có 3 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP xếp hạng 3 sao là các bài thuốc cổ truyền của người dân tộc Dao tại địa phương.

Chị Lý Thị Quyên cho biết, khi mới thành lập, hợp tác xã chủ yếu bán hàng theo phương thức truyền thống kết hợp với tiêu thụ tại một số hội chợ ở địa phương, song chưa có nhiều khách hàng biết đến. Những năm sau đó, hợp tác xã bước đầu đã biết quảng bá bán hàng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube...., tuy nhiên, số lượng sản phẩm bán ra qua các trang mạng xã hội chưa thực sự nhiều.

Sau này, được sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp, các ngành, Hợp tác xã Thiên An đã được hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số để quảng bá, tiếp thị và bán các sản phẩm của địa phương trên môi trường mạng.

Chị Quyên kể, ngoài việc được đầu tư về cơ sở vật chất như máy tính, máy in hiện đại cùng các trang thiết bị cần thiết khác, các thành viên trong hợp tác xã được tham gia tập huấn, tìm hiểu về chuyển đổi số, được tư vấn những nội dung chuyển đổi số phù hợp với điều kiện đặc thù ở địa phương. 

Đưa sản phẩm của hợp tác xã lên sàn thương mại điện tử để mở rộng thị trường tiêu thụ. 

Ngoài ra, hợp tác xã được hỗ trợ xây dựng Trang thông tin điện tử có địa chỉ truy cập http://hoptacxathienan.com để quảng bá về các sản phẩm và tư vấn bán hàng một cách chuyên nghiệp... Sau khi được hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số, các sản phẩm của hợp tác xã đã thu hút được ngày càng nhiều khách hàng.

Hiện nay, các sản phẩm của Thiên An đã có mặt trên 4 sàn thương mại điện tử lớn của nước ta và được hỗ trợ bản quyền phần mềm quản lý hàng hóa Shopone. Hợp tác xã cũng đã quản lý hàng hóa, hàng tồn kho, khách hàng, doanh thu... một cách khoa học và hiệu quả. Đối với việc vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ, hợp tác xã phối hợp với các công ty vận chuyển lớn nên mọi việc được thuận lợi và dễ dàng hơn.

Việc chuyển đổi số ở Hợp tác xã Thiên An đã đạt được thành công bước đầu. Hợp tác xã đã hoàn thiện được quy trình sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn, các sản phẩm của hợp tác xã đều được đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu rõ ràng, được cấp mã QRCode truy xuất nguồn gốc và ứng dụng BlockChain để kiểm định chất lượng tất cả các khâu một cách hiện đại, đem lại sự tin tưởng cao cho khách hàng.

Trang thông tin điện tử của hợp tác xã có giao diện đẹp, hằng ngày có nhiều lượt truy cập; các kênh bán hàng trên trang cũng thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh vào xem và mua hàng. Nhờ đó, số lượng hàng hóa bán ra tăng lên đáng kể, với khoảng từ 20 - 25 đơn hàng mỗi ngày. 

Chú trọng vào các sản phẩm mang đậm nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Dao Đỏ, Hợp tác xã Thiên An đang dần khằng định được hướng đi đúng khi không chỉ tạo việc làm, thu nhập cho phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo tại địa phương với mức thu nhập từ 4 - 7 triệu đồng/tháng, mà còn góp phần quảng bá, giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh. 

 Thanh Thuý

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Thường Xuân chú trọng giải quyết việc làm cho người nghèo

Vấn đề giải quyết việc làm trở thành nhiệm vụ trọng tâm của huyện Thường Xuân (Thanh Hoá). Trong đó có việc định hướng phát triển nhân lực được đào tạo, có thể làm việc cho các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn.