Tạo điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo ở Chiêm Hoá tiếp cận vốn chính sách

Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) cùng các cấp, các ngành... đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để người nghèo có điều kiện và cơ hội tiếp cận nguồn vốn chính sách.

Vốn tín dụng chính sách được coi là “đòn bẩy” giúp các hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách khác vươn lên trong cuộc sống. Xác định rõ vai trò này, những năm qua, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, cùng các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để người nghèo có điều kiện và cơ hội tiếp cận nguồn vốn này. 

Số lượt hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận nguồn vốn vay ngày càng tăng lên.

Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chiêm Hóa đã cùng các địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội như Hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên mở rộng mạng lưới hoạt động của Tổ tiết kiệm và vốn vay đến tận các thôn, bản. Đặc biệt, chú trọng các đối tượng được thụ hưởng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhờ đó, số lượt hộ nghèo, cận nghèo, vừa mới thoát nghèo và đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn vay ngày càng tăng lên, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn huyện. 

Đến thời điểm hiện nay, Phòng giao dịch Ngân hành Chính sách xã hội huyện đang quản lý 407 Tổ tiết kiệm và vốn vay/24 xã, thị trấn với trên 16.700 hộ vay, dư nợ trên 613,5 tỷ đồng. Riêng trong quý I, Ngân hàng đã giải ngân trên 37 tỷ đồng với 871 hộ vay...

Trong quý II năm 2023, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chiêm Hóa tiếp tục phối hợp với các địa phương, tổ chức hội nhận ủy thác, các Tổ tiết kiệm và vốn vay tập trung triển khai cho vay đến các đối tượng thụ hưởng, phấn đấu hoàn thành 100% chỉ tiêu tín dụng được giao. Tích cực thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn. 

Tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ có hiệu quả nhằm củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn huyện về hiệu quả kinh tế - xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cũng chỉ đạo các Tổ tiết kiệm và vốn vay, trưởng thôn thực hiện nghiêm túc công tác bình xét cho vay, đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy trình, thủ tục, mức vay phù hợp. Đặc biệt, hộ vay phải có phương án rõ ràng và thực hiện đúng trách nhiệm, quyền lợi khi vay vốn, góp phần đưa chất lượng của tín dụng chính sách trên địa bàn ngày càng được nâng cao theo hướng ổn định, mang tính bền vững.

Quỳnh Nga

Lai Châu đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết vấn đề xã hội

Phụ nữ huyện Tân Uyên, Lai Châu trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển văn hóa, thể dục thể thao, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Điện Biên: Tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác phổ biến kiến thức pháp luật tới đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, Phòng Dân tộc huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã có những hoạt động tuyên truyền mang lại hiệu quả cao.

Đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023

Thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, Dự án 5 bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2023 hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc 26 tỉnh.

Lào Cai xóa đói giảm nghèo bền vững bằng Internet

Tỉnh Lào Cai xác định, việc phổ cập dịch vụ Internet, mạng di động, tăng cường chuyển đổi số... có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay.

Tín dụng chính sách – Đòn bẩy giảm nghèo hiệu quả ở Nghệ An

Cuối tháng 9/2023, tổng nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của tỉnh Nghệ An đạt 12.140 tỷ đồng, cao thứ 4 toàn quốc, đạt tốc độ tăng trưởng 11,6%.

Hộ nghèo Bản Qua (Lào Cai) có nhà mới từ nguồn vốn Chương trình giảm nghèo

Xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã tổ chức trao tiền và gắn biển tượng trưng hỗ trợ sửa chữa, làm mới nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo năm 2023 theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Nghệ An: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo hiệu quả

Tại khu vực miền núi tỉnh Nghệ An, xuất khẩu lao động được xem là con đường thoát nghèo nhanh và bền vững cho người dân, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tây Ninh tăng cường hỗ trợ người dân giảm nghèo về thông tin

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua, tỉnh Tây Ninh đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm nghèo thông tin trên địa bàn và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Quảng Trị: Định hướng nghề nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số

Nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú, dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã chủ động thực hiện công tác phân luồng, hướng nghiệp sớm cho học sinh dân tộc thiểu số.

Mèo Vạc (Hà Giang) đẩy mạnh giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân thực hiện các mục tiêu và Chương trình giảm nghèo bền vững.