Nghệ An: Chỉ đạo quyết liệt, đưa ra tiến độ cụ thể để giảm nghèo hiệu quả

Để thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2023, Nghệ An đề ra các giải pháp, bao gồm việc chỉ đạo quyết liệt, đưa ra các tiến độ cụ thể; tập trung các giải pháp khắc phục những vướng mắc, khó khăn...

Kịp thời ban hành, trình ban hành các văn bản chỉ đạo

Tại Nghệ An, năm 2022, trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội ban hành Chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia, Quyết định của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025, UBND tỉnh đã ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo, phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên, Sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã.

Đồng thời, kịp thời ban hành, trình ban hành các văn bản chỉ đạo, quản lý thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo trên địa bàn, cụ thể: Trình HĐND tỉnh ban hành 03 Nghị quyết; UBND tỉnh ban hành 06 Quyết định, 02 Kế hoạch và nhiều văn bản chỉ đạo điều hành, giao nhiệm vụ thực hiện Chương trình.

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh đã ban hành các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo địa phương, đơn vị để tổ chức thực hiện Chương trình; Các huyện, thành phố, thị xã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo Các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện; ban hành quy chế làm việc và phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo. Xây dựng, ban hành các Nghị quyết chuyên đề, các chương trình, kế hoạch, đề án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của địa phương.

Các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị đã phối hợp thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, bám sát các nội dung, nhiệm vụ được giao, tham mưu kịp thời, có hiệu quả cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và Ban chỉ đạo các giải pháp, biện pháp thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Một góc Nghệ An nhìn từ trên cao

Số vốn giải ngân đạt thấp 

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 và dự toán ngân sách Trung ương năm 2022 thực hiện 03 Chương trình MTQG, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về kế hoạch phân bổ vốn và giải pháp huy động, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 tỉnh Nghệ An; đồng thời giao kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 tỉnh Nghệ An.

Theo đó, nguồn vốn được phân bổ trên địa bàn tỉnh là 404.160 triệu đồng, trong đó, vốn đầu tư phát triển 305.531 triệu đồng; vốn sự nghiệp 98.629 triệu đồng. Trong đó, đối với nguồn vốn sự nghiệp, tỉnh đã thực hiện cấp phát 100% số vốn phân bổ cho các sở, ngành, đơn vị và các huyện, thành phố, thị xã.

Tuy nhiên, số vốn giải ngân đạt thấp (đạt tỷ lệ 7,18%) chủ yếu thực hiện các nội dung: Hỗ trợ phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững, nâng cao năng lực và giám sát đánh giá;

Các dự án, tiểu dự án khác đang trong quá trình triển khai chưa xác định được khối lượng thực hiện và kết quả giải ngân. Có 02 dự án Trung ương chưa bố trí nguồn vốn thực hiện (Tiểu dự án 2 thuộc dự án 3: Cải thiện dinh dưỡng và Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo).

Về nguồn vốn đầu tư phát triển: Đối với 03 công trình chuyển tiếp đã hoàn thiện thủ tục hồ sơ, đảm bảo đủ điều kiện bố trí vốn theo quy định. Hiện nay, có 01 công trình đã được điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và 02 công trình Sở Kế hoạch và Đầu tư đang trình điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn để giao vốn theo quy định.

Đối với công trình khởi công mới có quy mô dưới 15 tỷ đồng UBND tỉnh uỷ quyền cho Chủ tịch UBND huyện quyết định đầu tư có 23 công trình, trong đó có 20/23 công trình đã hoàn thành quyết định phê duyệt. Đối với các công trình có quy mô trên 15 tỷ đồng có 13 công trình đang hoàn thiện thủ tục quyết định phê duyệt.

Tuy nhiên, tiến độ thực hiện giải ngân nguồn vốn Chương trình MTQG chậm, đạt tỷ lệ thấp; phần lớn các dự án, tiểu dự án đang trong quá trình triển khai, chưa xác định khối lượng cụ thể; khó khăn cho công tác theo dõi, tổng hợp báo cáo.

Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng tại các huyện nghèo và các đơn vị chưa hoàn thành. Đến 31/10/2022, vẫn đang trong quá trình lựa chọn, phê duyệt dự án khó có khả năng hoàn thành việc giải ngân trước ngày 31/12/2022…

Một số dự án thành phần thuộc Chương trình năm 2022, Trung ương chưa giao vốn để triển khai thực hiện (gồm tiểu dự án 2 thuộc dự án 3: Cải thiện dinh dưỡng và Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo).

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần

Về nhiệm vụ năm 2023, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện các dự án và tiểu dự án, gồm: Dự án Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo; Dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; Dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; Dự án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Dự án Nâng cao năng lực và giám sát đánh giá Chương trình.

Dự kiến tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương đầu tư thực hiện Chương trình năm 2023 là 512.478 triệu đồng. Trong đó, vốn đầu tư phát triển 204.445 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 308.033 triệu đồng.

Để thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đề ra các giải pháp thực hiện.

Đó là tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.

Tập trung đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình; hoàn thành các thủ tục đầu tư dự án cơ sở hạ tầng huyện nghèo, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm đảm bảo đúng quy định Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước; đảm bảo điều kiện bố trí và giải ngân kế hoạch vốn theo từng danh mục dự án đã được HĐND tỉnh thông qua.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, nhất là người dân nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong giảm nghèo bền vững; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” của dân tộc ta đối với người nghèo. Khơi dậy ý chí tự lực tự cường của người nghèo, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.

Chỉ đạo quyết liệt, đưa ra các tiến độ cụ thể; tập trung các giải pháp khắc phục những vướng mắc, khó khăn nhất là các thủ tục, hồ sơ thực hiện dự án đầu tư phát triển. Thực hiện hiệu quả các nội dung của Chương trình, khuyến khích các hoạt động tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế, mô hình giảm nghèo, giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, nhất là ở các huyện nghèo.

V.v,...

Quang Phong, Thành Huế, Kim Chi

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.