Ưu tiên đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Bắc Giang

Bắc Giang xác định đào tạo nghề là nhiệm vụ trọng tâm góp phần hỗ trợ người lao động nâng cao tay nghề, nâng cao năng suất, thu nhập, từng bước cải thiện cuộc sống.

Đào tạo nghề là nhiệm vụ trọng tâm 

Theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, tỉnh Bắc Giang có trên 1,8 triệu người, trong đó 65% trong độ tuổi lao động. Có hơn 14% dân số là người dân tộc sinh sống ở vùng núi.

Kết quả điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 cũng cho thấy, toàn tỉnh có 24.674 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,28% và 24.531 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,25% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025).

Thời gian qua, tỉnh Bắc Giang xác định đào tạo nghề là nhiệm vụ trọng tâm góp phần hỗ trợ người lao động nâng cao tay nghề, nâng cao năng suất, thu nhập, từng bước cải thiện cuộc sống. 

Lớp học nghề chăn nuôi ong tại xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Hiện tại, chương trình giáo dục nghề nghiệp của tỉnh đang triển khai theo 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Chương trình đầu tiên là đào tạo nghề theo Quyết định số 1719 (Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào đân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030); Chương trình thứ hai là giáo dục nghề nghiệp theo Quyết định 90 (Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025); chương trình thứ ba là đào tạo nghề theo chương trình xây dựng nông thôn mới.

Trên cơ sở hướng dẫn của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành phố đã khẩn trương tổ chức điều tra, khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề của các đối tượng lao động trên địa bàn (số lượng, trình độ, thực trạng lao động, yêu cầu về phát triển ngành, nghề).

Đồng thời, tỉnh cũng khảo sát nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ... để chủ động trong việc tổ chức đào tạo. 

Tổ chức kiểm tra, giám sát trong công tác tổ chức lớp học của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp sao cho đảm bảo thời gian học lý thuyết và thực hành, sĩ số lớp học, chất lượng giáo viên... để công tác đào tạo nghề đạt hiệu quả cao.

Ưu tiên đào tạo nghề cho dân tộc thiểu số

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Bắc Giang có 188 xã, chiếm 72% diện tích tự nhiên. Người dân tộc thiểu số ở tỉnh Bắc Giang có hơn 260 nghìn người, chiếm 14,26% số dân. 

Xác định tầm quan trọng của việc đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã duy trì thực hiện tốt các chính sách của Trung ương cũng như ban hành những chương trình sát với thực tế tại địa phương.

UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang phối hợp với các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền công tác đào tạo nghề cho lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số; gắn việc rà soát, xác định danh mục nghề đào tạo với làm tốt công tác định hướng, tư vấn nghề cho người lao động.

Các ngành nghề đào tạo chủ yếu là chăn nuôi gia súc, gia cầm, sản xuất kinh doanh, điện dân dụng, máy nông nghiệp, trồng nấm, nuôi trồng thủy sản và cơ khí, du lich -dịch vụ... 

Gia đình anh Lý Văn Đức ở thôn Giáp Sơn, xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam là một hộ nghèo. Trước đây, kinh tế của gia đình chỉ tập trung vào mấy sào ruộng. Năm 2017, anh được UBND xã Cẩm Lý chọn tham gia vào lớp chăn nuôi thú y. 

Với những kiến thức đã được học từ lớp học nghề chăn nuôi thú y cùng với những kinh nghiệm tích luỹ trong chăn nuôi hàng năm, giờ đây anh Đức đã tự tin nuôi gà và phát triển đàn gà của gia đình mình. Hiện nay, mỗi năm gia đình anh thu nhập trên 200 triệu đồng từ việc chăn nuôi gà thịt.

Để đảm bảo cho công tác đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bắc Giang phát triển tốt hơn nữa, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch về đào tạo nghề cho người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2022 – 2025.

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề, tăng thu nhập cho người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trọng tâm là đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động tham gia sản xuất công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, dịch vụ; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Cụ thể, đến năm 2025, tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số qua đào tạo đạt 70%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 17%. Bảo đảm 100% người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sau khi đào tạo nghề sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Bắc Giang.

Để thực hiện mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra một số giải pháp là: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và toàn xã hội về công tác chăm lo, đào tạo nghề cho người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời cơ chế, chính sách về giáo dục nghề nghiệp; các chương trình mục tiêu, đề án, dự án...

Thạch Thảo, Trần Hảo, Thu Hà

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.