Quảng Ninh mang nước sạch đến với người nghèo

Tỉnh Quảng Ninh đã triển khai các chương trình, dự án cung cấp nước sạch giúp người dân nông thôn, người nghèo, cận nghèo có nước sinh hoạt, sản xuất và vươn lên thoát nghèo.

Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh cho hay, tiềm năng nguồn nước trên địa bàn tỉnh khoảng 9,98 tỷ m3, trong đó lượng nước mặt khoảng 8,35 tỷ m3 và nước dưới đất khoảng 1,63 tỷ m3. Lượng nước có thể đưa vào sử dụng khoảng 8,52 tỷ m3, trong đó lượng nước mặt là 8,08 tỷ m3 và nước dưới đất là 0,44 tỷ m3.

Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung đầu tư cải tạo các nhà máy nước để nâng cao hiệu quả xử lý nước; đầu tư các tuyến ống truyền tải trọng tâm, tập trung phát triển mạng lưới dịch vụ để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân, đặc biệt các xã nông thôn, tạo điều kiện cho người dân nông thôn, người nghèo, cận nghèo được tiếp cận và sử dụng nước sạch. 

Bên canh đó, tỉnh cũng thực hiện tốt công tác quy hoạch khai thác, bảo vệ nguồn nước, tăng cường quản lý nguồn nước theo lưu vực sông, tích nước, điều tiết nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Người dân Quảng Ninh được sử dụng nước sạch.

Toàn tỉnh Quảng Ninh hiện có hơn 260 công trình cấp nước nông thôn tập trung do cộng đồng dân cư và các công ty thủy lợi quản lý. Tuy nhiên, vào mùa khô, ở các huyện miền núi, hải đảo vẫn xảy ra tình trạng thiếu nước để sinh hoạt và canh tác nông nghiệp, gây ảnh hưởng đến đời sống người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Nắm bắt được những khó khăn đó, Công ty Nước sạch Quảng Ninh đã chủ động khảo sát, tìm giải pháp thúc đẩy người dân sử dụng nước sạch theo từng địa phương. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm trong thực hiện chỉ tiêu nghị quyết của chính quyền địa phương, người dân và các đơn vị cấp nước.

Ông Nguyễn Tiến Hảo, một người dân ở thôn xã Bình Dân, huyện Vân Đồn cho hay, gia đình ông và một số hộ khác trong xã đều dùng nước lấy từ khe trên núi và giếng khoan để sinh hoạt. Vì vậy, ông mong các cấp chính quyền sớm đầu tư hệ thống cấp nước sạch để bà con được dùng đảm bảo sức khỏe, ổn định cuộc sống.

Được biết, một trong những khó khăn của việc cung cấp nước sạch ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh là do dân cư sống thưa thớt, không tập trung, người dân vẫn có thói quen sử dụng các nguồn nước sẵn có từ sông, suối, giếng khoan. 

Đặc biệt, việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý, mạng lưới ống cung cấp, vận hành để đưa nước về tới các khu dân cư khá tốn kém, trong khi tỷ lệ người dân ở vùng sâu, vùng xa sử dụng nước sạch còn thấp.

Thời gian tới, bên cạnh việc tập trung đầu tư các nhà máy, mạng lưới cấp nước sạch, tỉnh Quảng Ninh cần đẩy mạnh việc tuyên truyền về lợi ích của việc dùng nước sạch trong sinh hoạt, từng bước nâng cao nhận thức của người dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa. 

Đẩy mạnh quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu tài nguyên nước, cũng như áp dụng các công nghệ và phương thức sản xuất tiết kiệm nước thông qua việc phát triển các mô hình canh tác hợp lý…

Thanh Hải

Lai Châu đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết vấn đề xã hội

Phụ nữ huyện Tân Uyên, Lai Châu trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển văn hóa, thể dục thể thao, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Điện Biên: Tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác phổ biến kiến thức pháp luật tới đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, Phòng Dân tộc huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã có những hoạt động tuyên truyền mang lại hiệu quả cao.

Đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023

Thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, Dự án 5 bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2023 hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc 26 tỉnh.

Lào Cai xóa đói giảm nghèo bền vững bằng Internet

Tỉnh Lào Cai xác định, việc phổ cập dịch vụ Internet, mạng di động, tăng cường chuyển đổi số... có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay.

Tín dụng chính sách – Đòn bẩy giảm nghèo hiệu quả ở Nghệ An

Cuối tháng 9/2023, tổng nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của tỉnh Nghệ An đạt 12.140 tỷ đồng, cao thứ 4 toàn quốc, đạt tốc độ tăng trưởng 11,6%.

Hộ nghèo Bản Qua (Lào Cai) có nhà mới từ nguồn vốn Chương trình giảm nghèo

Xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã tổ chức trao tiền và gắn biển tượng trưng hỗ trợ sửa chữa, làm mới nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo năm 2023 theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Nghệ An: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo hiệu quả

Tại khu vực miền núi tỉnh Nghệ An, xuất khẩu lao động được xem là con đường thoát nghèo nhanh và bền vững cho người dân, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tây Ninh tăng cường hỗ trợ người dân giảm nghèo về thông tin

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua, tỉnh Tây Ninh đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm nghèo thông tin trên địa bàn và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Quảng Trị: Định hướng nghề nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số

Nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú, dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã chủ động thực hiện công tác phân luồng, hướng nghiệp sớm cho học sinh dân tộc thiểu số.

Mèo Vạc (Hà Giang) đẩy mạnh giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân thực hiện các mục tiêu và Chương trình giảm nghèo bền vững.