Lạc Sơn giải quyết các thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo

Chiến lược giảm nghèo của huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình hiện nay đã chuyển từ đầu tư theo diện rộng sang đầu tư giảm nghèo theo chiều sâu.

Mỗi năm, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình mở khoảng 20 lớp học nghề cho học viên là người nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo. Ngoài kinh phí từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện đã dành ngân sách từ 400 - 500 triệu đồng cho đào tạo nghề nông nghiệp và chuyển đổi nghề phi nông nghiệp, góp phần tạo nhiều việc làm tại chỗ, nâng cao chất lượng nguồn lao động của địa phương. 

Trong năm 2022, huyện Lạc Sơn phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh mở phiên giao dịch việc làm tại nhiều điểm cụm xã; phối hợp các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng mở hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm. Lạc Sơn cũng là một trong những địa phương thực hiện tốt chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Huyện Lạc Sơn dành ngân sách từ 400 - 500 triệu đồng cho đào tạo nghề nông nghiệp và chuyển đổi nghề phi nông nghiệp.

Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn Bùi Văn Dương cho biết: Giai đoạn hiện nay, chiến lược giảm nghèo đã chuyển từ đầu tư theo diện rộng sang đầu tư giảm nghèo theo chiều sâu. Việc đầu tư được tập trung trọng tâm, trọng điểm vào xã đặc biệt khó khăn và vào con người. Đồng thời, huyện chú trọng đào tạo kỹ năng nghề, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, chuyển dịch lao động phù hợp với nhu cầu thị trường. 

Chương trình cũng hướng tới giải quyết các vấn đề thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn đặc biệt khó khăn.

Đặc biệt, huyện đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, chuyển đổi số để nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông. Xây dựng hệ thống và tăng cường các kênh mạng xã hội, ứng dụng giải trí trên thiết bị thông minh, công nghệ thực tế ảo nhằm nâng cao sự tương tác và tham gia của người dân, tạo kênh truyền thông hai chiều về chương trình. 

Bên cạnh đó, mạng lưới cán bộ tuyên truyền, báo cáo viên về giảm nghèo từ huyện đến cơ sở ngày càng mở rộng, năng lực cán bộ truyền thông được nâng cao. Từ nguồn kinh phí tiểu dự án hơn 1,5 tỷ đồng, huyện đã triển khai các hoạt động truyền thông giảm nghèo về thông tin, trên 460 triệu đồng truyền thông về giảm nghèo về đa chiều.

Các hình thức truyền được huyện sử dụng như: vận động người dân tham gia tổ hợp tác, thành lập, duy trì hoạt động hợp tác xã, vận động đóng góp nguồn lực bằng tiền, công lao động, hiện vật, hiến đất làm đường giao thông nông thôn, thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương... đã góp phần tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn và mức hưởng thụ trực tiếp cho người dân.

Trong 2 năm (2022 - 2023), huyện Lạc Sơn được phân bổ 26 tỷ đồng từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Nguồn vốn năm 2023 đang được lồng ghép thực hiện, triển khai đối với các dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình.

Mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng công tác giảm nghèo tại huyện Lạc Sơn còn không ít khó khăn, hạn chế. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, chưa có mô hình giảm nghèo hiệu quả, tình trạng thiếu vốn sản xuất, không có việc làm, đông người ăn theo... phổ biến trong các hộ nghèo, cận nghèo. 

Vì vậy, thời gian tới, huyện Lạc Sơn tập trung thực hiện các giải pháp để giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt chỉ tiêu năm 2023 đề ra. Phấn đấu không còn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách, người có công. Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách giảm chiều thiếu hụt. Thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các chính sách đối với hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng khó khăn khác.

Thuý Vy

Lai Châu đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết vấn đề xã hội

Phụ nữ huyện Tân Uyên, Lai Châu trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển văn hóa, thể dục thể thao, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Điện Biên: Tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác phổ biến kiến thức pháp luật tới đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, Phòng Dân tộc huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã có những hoạt động tuyên truyền mang lại hiệu quả cao.

Đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023

Thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, Dự án 5 bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2023 hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc 26 tỉnh.

Lào Cai xóa đói giảm nghèo bền vững bằng Internet

Tỉnh Lào Cai xác định, việc phổ cập dịch vụ Internet, mạng di động, tăng cường chuyển đổi số... có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay.

Tín dụng chính sách – Đòn bẩy giảm nghèo hiệu quả ở Nghệ An

Cuối tháng 9/2023, tổng nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của tỉnh Nghệ An đạt 12.140 tỷ đồng, cao thứ 4 toàn quốc, đạt tốc độ tăng trưởng 11,6%.

Hộ nghèo Bản Qua (Lào Cai) có nhà mới từ nguồn vốn Chương trình giảm nghèo

Xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã tổ chức trao tiền và gắn biển tượng trưng hỗ trợ sửa chữa, làm mới nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo năm 2023 theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Nghệ An: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo hiệu quả

Tại khu vực miền núi tỉnh Nghệ An, xuất khẩu lao động được xem là con đường thoát nghèo nhanh và bền vững cho người dân, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tây Ninh tăng cường hỗ trợ người dân giảm nghèo về thông tin

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua, tỉnh Tây Ninh đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm nghèo thông tin trên địa bàn và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Quảng Trị: Định hướng nghề nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số

Nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú, dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã chủ động thực hiện công tác phân luồng, hướng nghiệp sớm cho học sinh dân tộc thiểu số.

Mèo Vạc (Hà Giang) đẩy mạnh giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân thực hiện các mục tiêu và Chương trình giảm nghèo bền vững.