Mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế ở Đông Sơn (Thanh Hoá)

Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, chị Nguyễn Thị Ngân ở xã Đông Minh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho hay, cách đây 1 năm, chị được nhân viên bảo hiểm đến tư vấn về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nhờ đó, chị đã hiểu giá trị của việc tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện. Vì vậy, cứ đến kỳ, chị đều mua bảo hiểm y tế và đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho các thành viên trong gia đình.

Theo tìm hiểu, xã Đông Minh là đơn vị tiêu biểu trong phát triển bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện. Hiện nay, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trên địa bàn xã đạt 97%; tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt 17,38% dân số. 

Truyền thông vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình.

Bà Đỗ Thị Thương, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Minh cho biết: “Vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện đã khó, nhưng duy trì còn khó hơn nhiều. Vì vây, để người dân hiểu và duy trì bảo hiểm xã hội liên tục, chúng tôi thường xuyên quan tâm, theo dõi nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Cùng với đó là nắm bắt về thời gian tham gia, thời điểm đến hạn đóng để đôn đốc, nhắc nhở người tham gia đóng đúng, đủ và tính liên tục của mỗi loại hình bảo hiểm”.

Xác định bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp. Đó là tham mưu cho UBND huyện giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế cho các xã, thị trấn. Phối hợp với các ban, ngành tổ chức các đợt ra quân tuyên truyền bằng xe lưu động và trực tiếp đến từng địa bàn dân cư, từng hộ gia đình, vận động, thuyết phục làm cho người dân thấy được quyền lợi thiết thực khi tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Tổ chức hội nghị tuyên truyền phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đối thoại về chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho các đối tượng tham gia. Đồng thời, rà soát số đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, lập danh sách những lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc để có kế hoạch phát triển đối tượng. Phối hợp, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ, chính sách liên quan đến bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Đến nay, tổng số người tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Đông Sơn là 72.022 người, đạt tỷ lệ bao phủ 96,07% dân số toàn huyện. Số người tham gia  bảo hiểm xã hội trên địa bàn đạt 13.772 người, trong đó tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 11.499 người, tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 2.273 người, chiếm 30,23% số lao động của huyện. 

Ông Lê Tiến Long, Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Đông Sơn cho hay, với tinh thần “Mỗi cán bộ bảo hiểm xã hội là một tuyên truyền viên”, từng cán bộ, viên chức và người lao động Bảo hiểm xã hội huyện đã phát huy vai trò và trách nhiệm, sáng tạo trong vận động, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế đạt hiệu quả cao.

Cùng với đó, đơn vị đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều hình thức như tổ chức đối thoại trực tiếp thông qua các hội nghị tuyên truyền; trên hệ thống loa phát thanh, mạng xã hội; chia các nhóm đối tượng nhỏ, hộ kinh doanh nhỏ, người lao động tự do... để có cách thức tiếp cận, tuyên truyền phù hợp. Trong đó, tập trung tuyên truyền về giá trị nhân văn, lợi ích thiết thực khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế làm thay đổi nhận thức của người dân, nhất là những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

Thuý Vy

Lai Châu đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết vấn đề xã hội

Phụ nữ huyện Tân Uyên, Lai Châu trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển văn hóa, thể dục thể thao, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Điện Biên: Tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác phổ biến kiến thức pháp luật tới đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, Phòng Dân tộc huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã có những hoạt động tuyên truyền mang lại hiệu quả cao.

Đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023

Thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, Dự án 5 bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2023 hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc 26 tỉnh.

Lào Cai xóa đói giảm nghèo bền vững bằng Internet

Tỉnh Lào Cai xác định, việc phổ cập dịch vụ Internet, mạng di động, tăng cường chuyển đổi số... có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay.

Tín dụng chính sách – Đòn bẩy giảm nghèo hiệu quả ở Nghệ An

Cuối tháng 9/2023, tổng nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của tỉnh Nghệ An đạt 12.140 tỷ đồng, cao thứ 4 toàn quốc, đạt tốc độ tăng trưởng 11,6%.

Hộ nghèo Bản Qua (Lào Cai) có nhà mới từ nguồn vốn Chương trình giảm nghèo

Xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã tổ chức trao tiền và gắn biển tượng trưng hỗ trợ sửa chữa, làm mới nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo năm 2023 theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Nghệ An: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo hiệu quả

Tại khu vực miền núi tỉnh Nghệ An, xuất khẩu lao động được xem là con đường thoát nghèo nhanh và bền vững cho người dân, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tây Ninh tăng cường hỗ trợ người dân giảm nghèo về thông tin

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua, tỉnh Tây Ninh đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm nghèo thông tin trên địa bàn và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Quảng Trị: Định hướng nghề nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số

Nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú, dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã chủ động thực hiện công tác phân luồng, hướng nghiệp sớm cho học sinh dân tộc thiểu số.

Mèo Vạc (Hà Giang) đẩy mạnh giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân thực hiện các mục tiêu và Chương trình giảm nghèo bền vững.