Hồng Ca - Điểm sáng về công tác giảm nghèo của Yên Bái

Không cam chịu đói nghèo, bằng nội lực và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, đến nay xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã chuyển mình, trở thành điểm sáng trong giảm nghèo.

Hồng Ca là xã đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Xã có tổng diện tích tự nhiên hơn 9.300ha với hơn 6.300 nhân khẩu, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 88%, trong đó hơn 30% là đồng bào dân tộc Mông. Đây cũng là xã có tỷ lệ hộ nghèo thuộc diện cao nhất huyện Trấn Yên, trình độ dân trí còn thấp, tập quán canh tác lạc hậu, chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp. 

Năm 2022, là năm thứ ba xã Hồng Ca thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXIII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025. Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình, ngay từ đầu năm, UBND xã đã tập trung chỉ đạo triển khai Quyết định số 4986/QĐ-UBND ngày 16/12/2021 của UBND huyện về giao một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Phong trào hiến đất làm đường nông thôn được người dân Hồng Ca hưởng ứng.

Kết quả trong số 22 chỉ tiêu đưa ra đã đạt và vượt là 21. Số tổ hợp tác thành lập mới 2/1 tổ, đạt 200% kế hoạch; thành lập mới 1 hợp tác xã: 1/1 hợp tác xã, tỷ lệ 100%; doanh nghiệp thành lập mới 1/1 doanh nghiệp, tỷ lệ 100%. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã duy trì xã nông thôn mới, hoàn thành 01/01 thôn nông thôn mới kiểu mẫu, nâng tổng số thôn nông thôn mới kiểu mẫu 5 thôn.

Xóa đói giảm nghèo bền vững cũng giúp Hồng Ca phát triển văn hóa ổn định. Xã duy trì 11/13 thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa, tỷ lệ thôn văn hóa đạt 84,6%, đạt 100%. Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 86,8/86,2%; đạt 100,7% (đăng ký 1291, thực hiện 1.295/1.491hộ). Tỷ lệ hộ dân được nghe, xem phát thanh truyền hình đạt 99,8/99,3%, đạt 100,5%. Số lượt khách du lịch đến thăm xã với 600 lượt, doanh thu 420.000.000 đồng, đạt 100%.

Năm 2023, xã Hồng Ca quyết tâm phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, huy động nguồn lực, khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của xã, phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Trọng tâm là phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, sản xuất hàng hóa tập trung theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách công vụ.

Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, chuỗi giá trị, nâng cao giá trị sức cạnh tranh của sản phẩm. Sản xuất quế theo hướng hữu cơ (xây dựng vùng quế tập trung, chuyên canh) 1.400 ha, trong đó: diện tích quế đạt tiêu chuẩn trong nước và quốc tế 50 ha; Trồng và chăm sóc 1.286,1 ha. Trồng mới tre măng Bát Độ là 52ha; Tiếp tục triển khai thực hiện dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

Chú trọng công tác đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã về quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm và liên kết tiêu thụ sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị.

Đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục ở cả 3 cấp học. Huy động học sinh ra lớp. Duy trì xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; Duy trì trường chuẩn Quốc gia mức độ I.

Về việc làm, đào tạo nghề, Hồng Ca có số lao động được tạo việc làm mới 158/143 người, đạt 110,5% kế hoạch. Số lượng lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp 69/60, đạt 115% kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 65/54,2%, đạt 119,9%. (Số lượng lao động qua đào tạo 2.345/2.029 người). Tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp văn bằng 27,01/26,20%, đạt 103,09% (Số lượng lao động có văn bằng, chứng chỉ 1.012/979 người).

Hồng Ca cũng chủ động công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia về y tế, dân số. Đảm bảo cơ sở vật chất cho trạm y tế. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Đẩy mạnh công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Tập trung công tác tuyên truyền dân số kế hoạch hóa gia đình, giảm tình trạng sinh con thứ 3 trở lên, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Duy trì Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế năm 2022.

Đồng thời xã cũng huy động mọi nguồn lực thực hiện giảm nghèo có hiệu quả và bền vững, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,02%. Đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho lao động, chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thực hiện kịp thời và đầy đủ các chính sách người có công, chính sách về an sinh xã hội đảm bảo chính xác, đúng đối tượng. 

Thanh Minh

Sơn La: Đưa bảo hiểm y tế đến người dân vùng khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La triển khai nhiều giải pháp nhằm mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, nỗ lực hướng tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân.

Đào tạo nghề giúp phụ nữ Yên Bái vươn lên thoát nghèo bền vững

Hàng năm, tăng tỷ lệ lao động nữ của tỉnh Yên Bái được đào tạo nghề và có việc làm với thu nhập ổn định, giúp xoá đói, giảm nghèo hiệu quả.

Phong Thổ: Nâng cao tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh

Thời gian qua, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã đầu tư, nâng cấp, sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, giúp người dân nơi đây được sử dụng nước sạch hiệu quả.

Thanh Hoá hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Giúp người nghèo tăng thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống là mục tiêu hướng đến của tỉnh Thanh Hoá.

Hội viên nông dân Văn Yên thoát nghèo nhờ vốn chính sách

Gần 5.000 hội viên nông dân được vay vốn trên 351 tỷ đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Yên (Yên Bái).

Trạm Tấu tăng cường truyền thông về giảm nghèo bền vững

Với các nội dung tuyên truyền đa dạng, phong phú, thiết thực, công tác giảm nghèo ở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái thời gian qua đã đạt nhiều thành quả.

Yên Bái: Đẩy mạnh liên kết đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo

Liên kết với các doanh nghiệp để tư vấn, hướng nghiệp và đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động, người nghèo ở nông thôn là giải pháp được tỉnh Yên Bái đẩy mạnh.

Huyện Sông Mã giúp hộ nghèo có nhà, vươn lên phát triển kinh tế

Là huyện biên giới của tỉnh Sơn La, huyện Sông Mã đang nỗ lực xoá nhà tạm, nhà dột nát nhằm hỗ trợ người nghèo ổn định cuộc sống, vươn lên phát triển kinh tế.

Lai Châu chú trọng dạy nghề, tạo sinh kế cho lao động nông thôn

Công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động, nhất là lao động nông thôn luôn được thành phố Lai Châu chú trọng.

Đến 2025, 98% dân số nông thôn Yên Bái sử dụng nước hợp vệ sinh

Tỉnh Yên Bái nỗ lực đưa nước hợp vệ sinh tới nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo sinh sống.