Bạch Thông: Lồng ghép hiệu quả các chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững

Năm 2023, huyện Bạch Thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và người nghèo về mục tiêu giảm nghèo bền vững, phát huy ý chí tự vươn lên thoát nghèo của người dân.

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống, hỗ trợ xã khó khăn thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn, thời gian qua, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời lồng ghép các chương trình, chính sách… Đặc biệt trong giáo dục nghề, tạo việc làm, hỗ trợ nhà ở và thông tin đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Năm 2023, huyện Bạch Thông phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm.

Năm 2022, huyện Bạch Thông có 416 hộ nghèo vay vốn, dư nợ 25.796 triệu đồng; 490 hộ cận nghèo vay vốn, dư nợ 37.921 triệu đồng; 21 hộ mới thoát nghèo vay vốn, dư nợ 1.665 triệu đồng. Hỗ trợ hộ nghèo vay vốn làm nhà ở 101 hộ, dư nợ  4.040 triệu đồng; 15 hộ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, dư nợ 1.026 triệu đồng; 368 hộ vay vốn giải quyết việc làm, dư nợ 30.724 triệu đồng. Tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên 162 hộ, dư nợ 1.913 triệu đồng...  

Chính sách dạy nghề, tạo việc làm và xuất khẩu lao động: Giải quyết việc làm cho 727/700 lao động, đạt 103,8% kế hoạch giao, trong đó: Lao động tại các công ty, khu công nghiệp 656 người; Ngân hàng Chính sách xã hội huyện giải ngân vốn vay giải quyết việc làm được 2 tỷ 044 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 29 lao động (21 nữ); số lao động đi làm việc ở ngước ngoài theo hợp đồng 42/42 người (14 nữ), đạt 100% kế hoạch giao.

Triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ về giáo dục cho học sinh con hộ nghèo, hộ cận nghèo. Trong năm đã thực hiện hỗ trợ chi phí học tập cho con em hộ nghèo là 317 học sinh, số kinh phí là 511.900.000 đồng; Tiền ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo: 1.735 trẻ, số kinh phí là 1.218.000 triệu đồng. Hỗ trợ tiền ăn bán trú cho 947 học sinh, số kinh phí là 2.672.595 triệu đồng.

Cán bộ, giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng đầy đủ chính sách hỗ trợ quy định. Các chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động và duy trì số lượng học sinh, nâng cao đời sống cán bộ giáo viên từng bước nâng cao chất lượng dạy và học tại các trường trên địa bàn huyện, đặc biệt là đối với các xã vùng đặc biệt khó khăn.

Về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo: chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh tổ chức truyền thông về trợ giúp pháp lý cho 250 người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng được trợ giúp pháp lý khác. 

Hỗ trợ người nghèo, cận nghèo hưởng thụ văn hoá thông tin. Các phòng chuyên môn, các ngành phối hợp lồng ghép các hoạt động về công tác giảm nghèo. Tổ chức tuyên truyền lưu động, thành lập các đội văn nghệ, câu lạc bộ văn hóa, thể thao.... Tổ chức 01 lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa cho hơn 80 lượt cán bộ; đăng tải, xây dựng 24 tin, bài phản ánh về công tác giảm nghèo.

Về nhà ở, tiếp nhận các nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã thực hiện hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở là 155 hộ, trong đó: Chương trình hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 hỗ trợ 28 hộ, kinh phí hỗ trợ 1.960 triệu đồng; Nguồn vốn vay của Ngân hành Chính sách xã hội 101 hộ, kinh phí cho vay 4.040 triệu đồng; Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp hỗ trợ triển khai xây dựng và sửa chữa được 26 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, kinh phí 1.300 triệu đồng...

Năm 2023, huyện phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm từ 4% trở lên, trong đó các xã đặc biệt khó khăn giảm từ 6 - 7%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm. Hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở trong năm 2023 theo phân bổ của UBND tỉnh Bắc Kạn. Thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các chính sách đối với người nghèo, cận nghèo và các đối tượng khó khăn khác.

Nhằm thực hiện thành công các mục tiêu trên, thời gian tới, huyện tiếp tục phát huy hiệu quả các chính sách giảm nghèo, những mô hình hay, cách làm hiệu quả, giới thiệu những gương điển hình thoát nghèo tiêu biểu, những hộ gia đình tự nguyện xin thoát nghèo trong cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của người nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng.

Thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ tăng thu nhập bền vững cho hộ nghèo. 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn phát triển sản xuất; chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ dạy nghề gắn với giải quyết việc làm sau khi được đào tạo.

Bà Phùng Thị Hiến, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Bạch Thông. 

Bà Phùng Thị Hiến, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Bạch Thông cho biết: Năm 2023, huyện cũng thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường và thông tin nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện để người nghèo, hộ nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; nâng dần điều kiện sống, mức sống và chất lượng cuộc sống của các hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo, hạn chế tối đa tái nghèo.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và người nghèo về mục tiêu giảm nghèo bền vững nhằm nâng cao nhận thức trong công tác giảm nghèo bền vững. Khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên thoát nghèo; từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại của người dân.

Lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ cho công tác giảm nghèo, gắn Chương trình giảm nghèo với xây dựng nông thôn mới, Chương trình phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tập trung hỗ trợ phát triển các mô hình sinh kế, nhân rộng các mô hình hiệu quả, cách làm sáng tạo; đầu tư cơ sở hạ tầng vào các vùng sản xuất, đảm bảo phát huy hiệu quả nguồn lực của chương trình. 

Tích cực đào tạo nghề, chuyển giao ứng dụng kỹ thuật sản xuất, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động cho người lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Quỳnh Nga

Điện thoại thông minh hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Nhờ điện thoại thông minh, các thiết bị điện tử nghe nhìn và mạng internet, bà con dân tộc thiểu số tại Lào Cai đã biết ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, học tập các mô hình kinh tế và bán hàng trực tuyến.

Làng Lô Lô Chải - Điểm sáng du lịch nơi địa đầu Tổ quốc

Không chỉ trông đợi "hữu xạ tự nhiên hương", đồng bào tại Lô Lô Chải hiện nay đã biết ứng dụng công nghệ thông tin quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương mình qua Zalo, Facebook, TikTok, Youtube...

20.000 học sinh được tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân gia đình tại Chư Păh

Trên mảnh đất Chư Păh, năm 2021, trong 327 cặp kết hôn, thì có tới 76 cặp tảo hôn là đồng bào dân tộc thiểu số. Với quyết tâm không để tình trạng này kéo dài, chính quyền huyện Chư Păh đã triển khai hàng loạt hoạt động nhằm đẩy lùi nạn tản hôn.

Kết nghĩa thôn, buôn - cách làm mới hiệu quả tại Krông Pắk

Xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược, lâu dài, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã tích cực chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác kết nghĩa với thôn, buôn đồng bào DTTS.

Bảo tồn âm thanh “giữ hồn” của dân tộc Giẻ Triêng

Dưới tác động tích cực của các chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa của Đảng, nhà nước, đồng bào Gié Triêng ở Đắk Dục, Ngọc Hồi (Kon Tum) đã làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Nạn tảo hôn dần vắng bóng trên mảnh đất Kon Plong

Nhờ nhiều hoạt động tuyên truyền quyết liệt, trong những năm gần đây, tổng số trường hợp tảo hôn trên địa bàn huyện Kon Plong có xu hướng giảm dần theo từng năm, không có hôn nhân cận huyết thống.

Phát huy vai trò y tế thôn bản trong chăm sóc sức khoẻ cộng động

Là cánh tay nối dài của ngành y tế tại cơ sở, đội ngũ nhân viên y tế thôn bản đóng góp lớn trong việc trực tiếp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, nhất là người nghèo tại vùng sâu, vùng xa.

Yên Bái: Nhiều người dân tộc thiểu số tham gia xuất khẩu lao động

Huyện Văn Yên là địa phương có số người đi lao động xuất khẩu cao nhất tỉnh Yên Bái. Nhờ nguồn vốn tiết kiệm từ người xuất khẩu lao động, nhiều gia đình đã xóa đói giảm nghèo.

Đổi thay tích cực ở thôn nghèo "ba không" vùng cao Lào Cai

Từ một thôn "ba không" với không điện, không đường bê tông, không sóng điện thoại di động… sắp tới thôn Bản Giàng, xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ có nhiều đổi thay theo hướng tích cực.

Hơn 600 hộ nghèo, cận nghèo Lào Cai được xây mới, sửa chữa nhà ở

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, UBND tỉnh Lào Cai triển khai hỗ trợ nhà ở cho 7.555 hộ nghèo ở 4 huyện với tổng kinh phí khoảng 415 tỷ đồng.