Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả truyền thanh ứng dụng công nghệ AI trong giảm nghèo

Nhờ hệ thống loa truyền thanh ứng dụng công nghệ AI, công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn thu được nhiều kết quả tích cực.

Hai năm nay, cứ đều đặn sáu giờ sáng và năm giờ chiều, chiếc loa truyền thanh trên địa bàn phường Minh Khai (TP Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn) bắt đầu phát những bản tin về chính sách của Đảng và Nhà nước, các tin tức thời sự, các hoạt động về công tác giảm nghèo bền vững… Nhiều thông tin còn được kịch hóa đầy hấp dẫn để thu hút sự quan tâm, lắng nghe của người dân.

Đây là mô hình đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông sử dụng phương thức truyền dẫn tín hiệu âm thanh trên hạ tầng viễn thông, internet, có khả năng quản lý, kiểm soát chất lượng tín hiệu tới từng cụm loa. Hệ thống bao gồm máy tính, micro, loa công suất 25W/loa, phần mềm quản lý và bộ thu phát truyền thanh internet sử dụng sim 3G, 4G để thu phát chương trình.

Không chỉ ở phường Minh Khai, hiện nay 93 đài truyền thanh cơ sở trong phạm vi 93/108 xã, phường, thị trấn của 08/08 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã được lắp đặt, triển khai sang đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông. Điển hình là xã Vi Hương, huyện Bạch Thông đã được lắp đặt đài FM, chuyển đổi nâng cấp sang đài công nghệ thông tin – viễn thông với một máy tính và bốn cụm loa công nghệ thông tin – viễn thông.

Xã Vi Hương là một trong những địa phương được hỗ trợ lắp đặt hệ thống truyền thanh thông minh. 

Cũng nhờ hệ thống loa truyền thanh này mà công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn thu được nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt là sự thay đổi trong nhận thức, tư duy của người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng ngày một rõ rệt.

Ông Nguyễn Văn Duy, Trưởng thôn Nà Sang, xã Vi Hương, huyện Bạch Thông cho biết, từ khi được các cấp chính quyền quan tâm, hỗ trợ lắp hệ thống loa truyền thanh công nghệ thông tin – viễn thông, người dân nơi đây học hỏi được nhiều thứ hơn, biết những thông tin thời sự. Đặc biệt là các chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số, cách chăn nuôi, trồng trọt… Từ đó, trình độ dân trí của người dân được nâng cao, thúc đẩy người dân nỗ lực vươn lên thoát nghèo.

Bà Tạ Thị Kiều, Phòng Báo chí, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh chia sẻ, hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông thực hiện theo Kế hoạch số 248/KH-UBND ngày 13/5/2020, UBND tỉnh Bắc Kạn về việc triển khai thực hiện Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông. 

"Việc triển khai đã góp phần tích cực từng bước hiện đại hóa hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh, nhằm đổi mới phương thức cung cấp thông tin, nâng cao chất lượng nội dung thông tin để cung cấp, trao đổi thông tin theo hướng kịp thời, chủ động, chính xác và hiệu quả. 

Qua đó, từng bước hình thành cơ sở dữ liệu, số hóa nguồn thông tin cơ sở, đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin nguồn tuyên truyền, phổ biến đến người dân và phục vụ công tác quản lý Nhà nước về thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh. Thực hiện thông tin hai chiều để người dân tiếp nhận thông tin thiết yếu và phản ánh thông tin về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật tại cơ sở đến các cơ quan quản lý thông qua hệ thống thông tin cơ sở", bà Tạ Thị Kiều nói. 

Bà Tạ Thị Kiều, Phòng Báo chí, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn. 

UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố rà soát, đánh giá hệ thống đài truyền thanh cấp xã và hệ thống bảng tin công cộng hiện có trên địa bàn; tham mưu UBND tỉnh kế hoạch, lộ trình thiết lập mới đài truyền thanh đối với các xã, phường, thị trấn chưa có đài và chuyển đổi đài truyền thanh hữu tuyến/FM đã hư hỏng, không còn hoạt động sang đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông. Trên cơ sở đó, Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, tham mưu xây dựng Dự án Hoàn thiện hệ thống truyền thanh cơ sở triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Kạn. 

Dự án với quy mô đầu tư mới, nâng cấp chuyển đổi cho 93 đài truyền thanh cơ sở trong phạm vi 93/108 xã, phường, thị trấn của 08/08 huyện, thành phố sang đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông. Tổng kinh phí đầu tư dự án là 23,75 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương, thời gian thực hiện dự án trong năm 2021 và 2022.  

Trong đó: Thực hiện đầu tư mới 44 đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông; nâng cấp, chuyển đổi 49 đài truyền thanh hữu tuyến/đài truyền thanh FM là các đài đang còn hoạt động thường xuyên sang phương thức đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông. Đầu tư thiết bị số hóa kết nối hệ thống truyền thanh của 08 trung tâm văn hóa, thể thao và truyền thanh các huyện, thành phố với hệ thống thông tin nguồn của tỉnh. Đầu tư xây dựng mới 01 hệ thống thông tin nguồn của tỉnh. 

Mỗi đơn vị được đầu tư mới đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông được trang bị các thiết bị bao gồm: 01 máy vi tính để bàn và 10-12 cụm thu loa (mỗi cụm 02 loa); mỗi đơn vị nâng cấp được trang bị 01 máy vi tính để bàn và 3-5 cụm thu loa (mỗi cụm 02 loa), với tổng số cụm loa truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông được đầu tư mới và nâng cấp trên địa bàn toàn tỉnh là 687 cụm thu loa. 

08/08 Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông tỉnh được trang bị 01 bộ thiết bị tích hợp tự động để số hóa tín hiệu, cung cấp cho hệ thống phát thanh cấp huyện. Hệ thống thông tin nguồn được triển khai cài đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh để quản lý tập trung và cung cấp thông tin cho đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông trên địa bàn toàn tỉnh.     

Đến nay, hệ thống loa truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông với 687 cụm loa được lắp đặt tại 93 xã trên địa bàn toàn tỉnh, bước đầu đã phát huy hiệu quả trong công tác tuyên truyền tại địa phương. Chất lượng âm thanh tại các cụm loa tốt, rõ ràng và đặc biệt không bị chèn sóng; không bị giới hạn khoảng cách truyền tín hiệu âm thanh; giảm nguồn nhân lực, ứng dụng nền tảng trí tuệ nhân tạo (công nghệ Al) chuyển thể từ văn bản sang giọng nói; công tác triển khai lắp đặt dễ dàng hơn sơ với hệ thống truyền thanh FM và truyền thanh có dây trước đây. 

Các địa phương chỉ cần máy tính có kết nối internet và 01 tài khoản đã được cấp sẵn là có thể vận hành hệ thống ngay trên phần mềm phát trực tiếp các bản tin hay thông báo đột xuất qua micro cho toàn bộ hoặc từng cụm loa riêng biệt; giám sát trạng thái hoạt động của từng chiếc loa, cụm loa và điều chỉnh âm lượng và nhận lệnh tạm dừng khi đang phát nội dung bất kỳ ngay trên phần mềm. 

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, có Tiểu dự án về giảm nghèo thông tin. Việc đưa hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ Al vào đời sống là bước đột phá, góp phần giảm nghèo thông tin tại các vùng sâu, vùng xa, thúc đẩy địa phương phát triển kinh tế - xã hội. 

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh còn một số khó khăn tồn tại, đó là: Sóng 3G/4G tại một số thôn, bản vùng sâu, vùng xa chưa đảm bảo ổn định dẫn tới hiện tượng đôi lúc mất kết nối tại một số vị trí cụm loa; việc chuẩn bị các điều kiện lắp đặt và cung cấp nguồn điện cho các cụm loa truyền thanh tại một số địa phương còn khó khăn, lúng túng. Năng lực tiếp cận quản lý, vận hành hệ thống truyền thanh thông minh của cán bộ truyền thanh của một số đơn vị cấp xã còn hạn chế. 

Để hạn chế những tồn tại nêu trên, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã đưa ra một số giải pháp: Hệ thống hạ tầng mạng viễn thông phải đảm bảo chất lượng sóng 3G/4G tại vị trí các cụm thu loa. Cần tăng cường phối hợp để đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định cho các bộ thu tín hiệu và loa truyền thanh tại các thôn, bản, khu dân cư. Các địa phương cần bố trí cán bộ phụ trách vận hành đài truyền thanh có đủ năng lực tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin. 

Để tiếp tục phát huy hiệu quả của hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông đã được đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông đề xuất kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục quan tâm, bố trí kinh phí từ nguồn Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để đầu tư hạ tầng viễn thông cho các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa; chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai, xây dựng trạm BTS tại các điểm chưa có sóng 3G/4G đảm bảo phủ sóng di động cho 100% thôn, bản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Quỳnh Nga

Lan toả những lá đơn xin thoát nghèo của người Mã Liềng

Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với ý thức còn sức lao động vẫn đủ khả năng vươn lên, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã viết đơn xin thoát nghèo, dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Nông dân Quảng Trị đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị phát động phong trào: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thu hút đông đảo các hội viên tham gia.

Chính quyền xã Cu Suê rút ngắn khoảng cách với người dân nhờ công nghệ

Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, kết nỗi giữa chính quyền - người dân không chỉ rút ngắn được thời gian, không gian mà còn giảm bớt công sức, nhất là nhận thức, suy nghĩ của người dân cũng có nhiều thay đổi do được tiếp cận các thông tin, kiến thức.

Xã Đắk Tăng phủ sóng viễn thông đến 100% các hộ gia đình

Tại xã Đắk Tăng (huyện Kon Plông), chính quyền xã đã khảo sát, lắp đặt hạ tầng viễn thông, mạng wifi cho các thôn, làng trên địa bàn. Đến nay, các hộ gia đình đều có điện thoại thông minh kết nối 4G.

Lạc Dương đẩy mạnh hỗ trợ Smartphone cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc hướng dẫn người dân sử dụng internet, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) còn dành nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ hàng trăm điện thoại thông minh, sim 4G cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

"Kéo" sóng viễn thông về nơi tận cùng khó khăn

Năm 2023, Xã Ea Yiêng đã hoàn thiện lắp đặt toàn bộ các trụ điện, đường dây điện đến các thôn, làng. Người dân đã có thể sử dụng các thiết bị điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và xem tin tức, thời sự từ tivi.

Chị Lý Ân - Điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Chị Lý Ân là người dân tộc Dao tại xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Nhờ sự chăm chỉ, chịu khó, tìm tòi áp dụng công nghệ, trang trại của gia đình chị Lý Ân đã tràn ngập hoa trái, từ cà phê, sầu riêng, mãng cầu, cacao.

Kon Tum: Những già làng “giữ lửa” đại đoàn kết dân tộc

Tại tỉnh KonTum, già làng, trưởng bản được xem như “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước.

Huyện Đắk Hà bảo tồn văn hoá phi vật thể gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với nét đặc thù riêng của một làng người dân tộc thiểu số Bahnar cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống còn được bảo tồn, Kon Trang Long Loi, huyện Đắk Hà đang là điểm đến du lịch nổi bật của địa phương.

Thường Xuân chú trọng giải quyết việc làm cho người nghèo

Vấn đề giải quyết việc làm trở thành nhiệm vụ trọng tâm của huyện Thường Xuân (Thanh Hoá). Trong đó có việc định hướng phát triển nhân lực được đào tạo, có thể làm việc cho các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn.