Hoà Bình ưu tiên tạo việc làm để giảm nghèo bền vững

Bên cạnh các dự án đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, tỉnh Hoà Bình đang tập trung cho dự án phát triển giáo dục, việc làm bền vững.

Cách đây hơn 10 năm, bà Bùi Thị Lòn, xóm Đồi Bổi, xã Sào Báy, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình theo học và mang nghề thêu ren xuất khẩu về làng. Thời gian thấm thoắt, nghề thêu ren phát triển ổn định, cơ sở nghề của bà thu hút đông lao động trong xã và các xã lân cận.

Phó Chủ tịch UBND xã Sào Báy Nguyễn Thanh Hà cho biết, cơ sở nghề tư nhân do bà Bùi Thị Lòn làm chủ hiện đang tạo việc làm cho khoảng 500 lao động nông thôn, chủ yếu là lao động nữ trong thời điểm nông nhàn. Bà Lòn vừa đứng ra nhận nguyên liệu cho chị em mang về nhà làm, vừa là đầu mối tiêu thụ sản phẩm gia công gửi về cơ sở đưa hàng đi xuất khẩu.

Công việc yêu cầu sự tỉ mỉ nhưng mức độ nhẹ nhàng, không áp lực về thời gian nên nghề thêu ren phù hợp với khả năng và điều kiện của phụ nữ nông thôn. Nhờ sự ra đời của cơ sở này mà chị em có thêm nguồn thu nhập, nhiều chị có thu nhập đảm bảo 4 - 5 triệu đồng từ làm nghề.

Cơ sở nghề thêu tư nhân của bà Bùi Thị Lòn, xóm Đồi Bổi, xã Sào Báy, huyện Kim Bôi.

Thời gian qua, tỉnh Hoà Bình đã chú trọng công tác giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề giúp người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng để có việc làm hoặc tự tạo việc làm ổn định, chủ động vươn lên thoát nghèo.

Công tác này phát triển cả về quy mô và chất lượng đào tạo, hỗ trợ người nghèo, người dân sinh sống ở huyện, xã nghèo, gắn kết chặt chẽ với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Thông qua những thay đổi trong tiếp cận ở góc độ người lao động có kỹ năng, có việc làm một cách thoả đáng, bền vững đã giải quyết một cách căn cơ các vấn đề thiếu hụt khác, như thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2021 (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025) cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của tỉnh chiếm 26,14%, gồm 34.029 hộ nghèo, chiếm 15,49%; 22.388 hộ cận nghèo, chiếm 10,65% số hộ toàn tỉnh. Đến năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của tỉnh là 22,32%, gồm 27.091 hộ nghèo, chiếm 12,29%; 22.114 hộ cận nghèo, chiếm 10,03% số hộ toàn tỉnh. 

Qua đo lường về mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản, toàn tỉnh Hoà Bình còn trên 18.800 hộ nghèo thiếu hụt chiều việc làm; trên 19.000 hộ nghèo thiếu hụt chiều y tế; 4.130 hộ nghèo thiếu hụt về giáo dục; gần 19.700 hộ nghèo thiếu hụt về nhà ở; trên 18.500 hộ nghèo thiếu hụt về nước sạch và vệ sinh môi trường; gần 11.000 hộ nghèo thiếu hụt về tiếp cận thông tin. Việc rà soát, thống kê, đo lường mức độ thiếu hụt nhằm triển khai thực hiện chính sách sát và phù hợp yêu cầu thực tiễn.

Các dự án, chính sách giảm nghèo được triển khai đồng bộ, phù hợp từng nhóm đối tượng, các nguồn lực được tăng cường lồng ghép từ ngân sách, cộng đồng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Đến hết tháng 6/2023, Dự án Hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội huyện nghèo Đà Bắc tiếp tục được nỗ lực thực hiện, 6 công trình đã hoàn thành, 25 công trình đang thi công, hiện tiến hành giải ngân khoảng 40% tổng nguồn vốn. 

Bên cạnh các dự án đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất đang triển khai bước đầu, tỉnh Hoà Bình tập trung cho dự án phát triển giáo dục, việc làm bền vững. 

Đối với phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn, đã thực hiện Dự án xây dựng Khu liên hợp cơ sở thực hành và ký túc xá học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Hoà Bình và Dự án mở rộng Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Hoà Bình. Nghiên cứu mô hình khởi nghiệp hiệu quả trong học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phát triển chương trình, học liệu và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tổ chức Ngày hội việc làm, phiên giao dịch việc làm lưu động và tư vấn, giới thiệu việc làm. Triển khai chương trình hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hoá thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch trực tuyến và xây dựng cơ sở dữ liệu của 10 huyện, thành phố. 

Ông Đới Văn Chinh, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH cho hay, chương trình được tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức giúp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện chính sách, giúp hộ nghèo có ý thức vươn lên, phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Mặt khác, hoạt động về giảm nghèo, các chế độ, chính sách, kinh nghiệm, cách làm hay, kiến thức khoa học kỹ thuật, mô hình giảm nghèo hiệu quả được phổ biến nhân rộng. 

Kết quả giảm nghèo của tỉnh Hoà Bình năm 2021 đã giảm 2,36%, năm 2022 giảm 3,2%, đạt chỉ tiêu nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh giao. Có thể nói, công tác giảm nghèo bền vững đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được quan tâm thực hiện; văn hoá, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ, lao động, việc làm được chú trọng; quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định.

Thanh Minh

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.