Hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất ở vùng dân tộc thiểu số Nghệ An

Bà Vi Thị Quyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết, hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất là giải pháp quan trọng nhất trong mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Kỳ Sơn là vùng đất phên dậu và nằm ở top các huyện nghèo 30a của cả nước. Nơi đây, có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao và nhiều xã khó khăn nhất tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, Kỳ Sơn đang dần xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chủ động tìm tòi, phát huy tiềm năng, lợi thế, từng bước xóa đói, giảm nghèo.

Ông Vi Văn Phương là hộ nghèo của bản Na, xã Hữu Lập (Kỳ Sơn). Cuộc sống bao đời của gia đình ông phụ thuộc vào những thứ sẵn có ở rừng nên rất nghèo đói.

Năm 2014, hộ ông Phương được vay 25 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Với số vốn này, ông đầu tư 2 con bò cùng một số gà và lợn giống, khoanh bao diện tích vườn rừng để trồng cỏ voi phục vụ chăn nuôi. Sau 3 năm, gia đình ông Phương không chỉ thoát nghèo mà mô hình chăn nuôi bò, lợn giống của ông đã trở thành mô hình để người dân trong bản học tập làm theo.

Một hộ nghèo ở xã Hữu Kiệm được trao bò giống tạo sinh kế.

Cũng như hộ ông Phương, nhiều hộ dân ở Kỳ Sơn nhờ vào vay vốn ưu đãi đã chủ động tự tìm con đường thoát nghèo riêng cho gia đình. Như ở xã Nậm Càn, gia đình ông Lầu Bá Rê ở bản Nậm Khiên 2 làm trang trại nuôi trâu bò với quy mô trên 35 con, lợn 10 - 20 con/lứa; hơn 200 con gà. Hay gia đình ông Thò Nềnh Thông ở bản Thăm Hín nuôi hàng chục con lợn kết hợp trồng cây đào cảnh phục vụ dịp Tết, trồng tre luồng lấy măng hàng hoá.

Ông Lô Đình Thụ, Chủ tịch UBND xã Hữu Lập, Kỳ Sơn cho biết: Nhờ các chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu thông qua việc phát triển các mô hình kinh tế. Điều dễ nhận thấy là ý thức của người dân trong phát triển kinh tế xây dựng nông thôn mới được nâng lên rõ rệt.

Bà Vi Thị Quyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết: Hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất là giải pháp quan trọng nhất trong mục tiêu giảm nghèo bền vững. Với phương châm “cho cần câu hơn xâu cá”, huyện Kỳ Sơn đang triển khai 17 dự án, 2 chương trình hỗ trợ cho trên 13.000 lượt hộ nghèo; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 65% năm 2016 xuống còn 46% năm 2020. Trong nhiệm kỳ này, Đảng bộ huyện Kỳ Sơn phấn đấu sớm thoát khỏi huyện nghèo và phát triển bền vững; tỷ lệ hộ nghèo đến 2025 giảm còn 29 - 32%.

Lồng ghép cơ chế chính sách

Công tác giảm nghèo là nội dung quan trọng trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Bằng cách lồng ghép các cơ chế, chính sách, chính quyền và nhân dân các địa phương khu vực miền Tây Nghệ An không ngừng nỗ lực để công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả thiết thực nhất.

Hiệu quả từ các chính sách giảm nghèo là ngoài khơi dậy sức mạnh nội lực, huy động nguồn lao động tại chỗ, nâng cao ý thức xóa đói nghèo trong đồng bào thì công cuộc xóa đói, giảm nghèo đã huy động được sức mạnh tổng hợp từ cộng đồng xã hội đối với người nghèo. 

Hàng năm, thông qua chương trình Quỹ hỗ trợ Vì người nghèo đã có hàng chục tỷ đồng được đóng góp từ các doanh nghiệp chuyển đến người nghèo một cách thiết thực nhất. Hàng trăm doanh nghiệp đã chung tay cùng chính quyền các cấp để hỗ trợ người nghèo hiệu quả.

Đặc biệt, qua 10 năm thực hiện chủ trương mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhận giúp đỡ một xã nghèo do UBND tỉnh Nghệ An phát động, đã đem lại hiệu quả thiết thực cho người nghèo, xã nghèo của tỉnh.

Theo đó, trong giai đoạn 2012 – 2022, các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đã giúp đỡ, ủng hộ các xã nghèo miền Tây Nghệ An với số tiền 310 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo các huyện miền Tây giảm từ 24,04% đầu năm 2016 xuống còn gần 8,18% cuối năm 2021 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020); các huyện nghèo 30a giảm bình quân 5,97%/năm.

Tuy nhiên, Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, dân số đông thứ 4 cả nước với 76 xã và 38 thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 12 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển. 

Đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Nghệ An còn 2,74%; tỷ lệ hộ cận nghèo là 5,09%, cao hơn mức bình quân cả nước. Kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao. Hộ nghèo, hộ cận nghèo tập trung nhiều ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, bãi ngang ven biển. Nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn; chưa khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh và phát huy được nội lực của toàn dân. Đây là thách thức lớn của tỉnh Nghệ An.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX đã thông qua Nghị quyết: Nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm mỗi năm khoảng 1% - 1,5%, trong đó vùng miền núi từ 2% - 3%. 

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành và nhân dân xác định rõ mục đích, ý nghĩa đối với công tác giảm nghèo. Phát huy tinh thần chia sẻ, tương thân, tương ái cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động vận động ủng hộ giúp đỡ các xã nghèo. 

Cùng với đó là tiếp tục hoàn thiện chính sách giảm nghèo; giảm chương trình hỗ trợ trực tiếp, cho không; ban hành các chính sách hỗ trợ có điều kiện sẽ làm chuyển biến nhận thức và hành động của người dân; khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên của người dân để xây dựng cuộc sống ấm no, góp phần đưa Nghệ An phát triển nhanh và bền vững.

Quang Ninh, Thúy Tình, Ngân Phương

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.