Đối thoại, hiến kế giúp phụ nữ vùng cao Yên Bái thoát nghèo

Yên Bái đề ra giải pháp kết nối việc làm để mỗi hộ nghèo có ít nhất có một lao động tới làm việc tại các doanh nghiệp nhằm tạo ra thu nhập ổn định.

Tại Hội nghị Đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với phụ nữ Yên Bái được kết nối trực tuyến 8 điểm cầu huyện thị với điểm cầu trung tâm tại thành phố Yên Bái mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy cho biết, đây là lần đầu tiên lãnh đạo tỉnh Yên Bái đối thoại trực tiếp với phụ nữ trong tỉnh. Vì thế, để đạt hiệu quả từ công tác đối thoại, Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái đề nghị các đại biểu phát huy dân chủ, nêu ý kiến ngắn gọn, cởi mở, chân thành, mạnh dạn hiến kế vì sự phát triển chung của tỉnh. 

Bên cạnh đó, cần nêu những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai, thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh liên quan đến phụ nữ. Trên cơ sở đó, mạnh dạn hiến kế, đề xuất các ý tưởng, giải pháp sáng tạo, thiết thực, phù hợp nhằm phát huy vai trò của phụ nữ vào sự phát triển của tỉnh.

Hơn 1.000 đại biểu tham dự hội nghị đối thoại.

Từ điểm cầu huyện Trấn Yên, bà Nguyễn Thị Mến, Giám đốc Hợp tác xã rau an toàn Minh Tiến, xã Y Can đề nghị, tỉnh cần có những giải pháp nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho những tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp do phụ nữ quản lý có cơ hội phát triển.

Trong khi đó, bà Phan Thị Thúy Nham, đại biểu xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn đề nghị tỉnh cần có chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững cho chị em phụ nữ, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trao đổi về vấn thoát nghèo, bà Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho hay, đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của tỉnh, trong đó tăng cường công tác tuyên truyền để người có hoàn cảnh khó khăn có ý thức vươn lên thoát nghèo. 

Bà Hạnh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết nối, tìm kiếm việc làm giúp cho 20 ngàn lao động, trong đó có 45% lao động nữ. "Chỉ cần mỗi hộ nghèo có người trong độ tuổi lao động được giới thiệu, kết nối tới làm việc tại các doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc hộ đó sẽ thoát nghèo, phụ nữ cũng thoát nghèo", bà Hạnh nêu rõ.

Hội nghị đối thoại cũng ghi nhận tổng cộng 20 câu hỏi trực tiếp của các hội viên phụ nữ các cấp đặt ra tập trung vào 5 nhóm vấn đề chính, gồm phụ nữ tham gia trong lĩnh vực chính trị; phụ nữ tham gia phát triển kinh tế; các cơ chế, chính sách hỗ trợ phụ nữ; phụ nữ và các vấn đề xã hội; công tác cán bộ nữ - bình đẳng giới.

Trong đó, các đại biểu cũng đề xuất HĐND tỉnh ban hành nghị quyết để nâng mức kinh phí cấp hàng năm và các nghị quyết hỗ trợ khác cho các đoàn thể ở cơ sở, trong đó có Hội Liên hiệp Phụ nữ đảm bảo việc tổ chức các hoạt động.

Những vấn đề các hội viên quan tâm đã được lãnh đạo tỉnh Yên Bái và các các sở, ban, ngành liên quan thông tin và giải đáp trực tiếp tại buổi đối thoại. Ông Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ chủ trì, chỉ đạo các cấp Hội Phụ nữ tiếp tục tổng hợp ý kiến, kiến nghị của phụ nữ trong toàn tỉnh để đề xuất với lãnh đạo tỉnh và các ban, sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, giải đáp. 

Đồng thời, giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo các ban, sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật nghiên cứu, trả lời bằng văn bản gửi địa phương, đơn vị nơi phụ nữ có ý kiến.

Hải Minh

Ba Bể đẩy mạnh truyền thông về giảm nghèo đa chiều

Để thực hiện tốt công tác giảm nghèo, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền thay đổi nhận thức, khơi dậy tinh thần chủ động, vươn lên của các hộ nghèo.

Góp công xây nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên và địa bàn Tây Bắc

Theo số liệu rà soát của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, tính đến ngày 31/3/2023, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 7.447 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo đang ở nhà tạm, nhà dột nát, hư hỏng có nhu cầu hỗ trợ làm mới và sửa chữa.

Hồng Ca - Điểm sáng về công tác giảm nghèo của Yên Bái

Không cam chịu đói nghèo, bằng nội lực và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, đến nay xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã chuyển mình, trở thành điểm sáng trong giảm nghèo.

Bảo hiểm y tế: Điểm tựa cho người nghèo ở Yên Bái

Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách nhằm vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Cao Bằng vượt khó, nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

Bạch Thông phát triển hệ thống truyền thanh thúc đẩy giảm nghèo thông tin

Những năm qua, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đã phát huy hiệu quả các kênh thông tin, tuyên truyền để giúp người nghèo thay đổi nhận thức, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đổi thay cuộc sống của người nghèo ở Điện Biên Đông

Nhờ thực hiện các chính sách giảm nghèo, đời sống của người dân tại huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) đã được cải thiện, thu nhập bình quân hộ nghèo đã tăng lên.

Điện Biên: Phát triển đột phá, bền vững, xoá đói giảm nghèo hiệu quả

Tỉnh Điện Biên hội tụ đủ các điều kiện riêng có để phát triển nhanh, bền vững, trở thành tỉnh phát triển khá, biên giới vững chắc của vùng trung du và miền núi phía Bắc và cả nước.

Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng gia súc, phấn đấu giúp 15 hộ thoát nghèo

Hội Nông dân xã Long Phước, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát động 15 hộ đăng ký thoát nghèo và tặng heo rừng lai, dê giống và thức ăn chăn nuôi cho các hộ nghèo.

Hà Giang: Những mục tiêu xuyên suốt hành trình giảm nghèo đa chiều

Giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo, phát sinh nghèo; hướng đến cơ hội bình đẳng về thụ hưởng thành quả của sự phát triển… là những mục tiêu trọng tâm của Hà Giang trong thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025.