Đổi thay cuộc sống của người nghèo ở Điện Biên Đông

Nhờ thực hiện các chính sách giảm nghèo, đời sống của người dân tại huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) đã được cải thiện, thu nhập bình quân hộ nghèo đã tăng lên.

Điện Biên Đông là một huyện miền núi của tỉnh Điện Biên. Nơi đây tập trung chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo còn cao và không đồng đều giữa các xã trong huyện. Bên cạnh đó, dân cư sống phân tán, nằm cách xa trung tâm, giao thông đi lại không thuận lợi. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực không đồng đều, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao.

Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Chính phủ phát động, dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy Điện Biên, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Điện Biên, công tác giảm nghèo của huyện Điện Biên Đông thời gian qua luôn được quan tâm. Nhiều chủ trương, chính sách của huyện đã được triển khai thực hiện, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển văn hóa xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, cải thiện đáng kể điều kiện sản xuất và đời sống cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn.

Điện Biên Đông tích cực xoá bản trắng về điện lưới quốc gia.

Đặc biệt, trên cơ sở nguồn vốn ngân sách địa phương, nguồn ngân sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia, huyện Điện Biên Đông đã bố trí cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên của huyện 1.150 triệu đồng để tiến hành đào tạo nghề cho 350 lao động nông thôn. 

Cùng với đó, từ nguồn vốn Hội Nông dân tỉnh là 530 triệu đồng và nguồn vốn hỗ trợ của huyện Điện Biên Đông 140 triệu đồng, Hội Nông dân huyện đã triển khai xây dựng 1 mô hình giảm nghèo, hỗ trợ 41 con bò cái sinh sản cho nhân dân trên địa bàn xã Chiềng Sơ, giúp người dân ổn định sinh kế và giảm nghèo bền vững. Nhờ những chính sách và hoạt động đó, tỷ lệ giảm nghèo toàn huyện giảm mạnh.

Cùng với việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, đời sống người nghèo trên địa bàn huyện cũng đã có sự cải thiện, thu nhập bình quân hộ nghèo đã tăng lên. Các vấn đề cơ bản, bức xúc nhất với hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số như nhà ở, đất ở, sản xuất, y tế, giáo dục… đã từng bước được giải quyết, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nhân dân và chính quyền địa phương. Qua đó góp phần ổn định chỗ ở, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, duy trì được số lượng học sinh đến trường, bảo đảm kết quả phổ cập giáo dục các cấp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.

Đặc biệt, các chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất như đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, cho vay ưu đãi đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo, làm thay đổi nhận thức, giúp người nghèo có việc làm, đi xuất khẩu lao động, tạo thu nhập ổn định để thoát nghèo bền vững. 

Nhiều chương trình hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng, nâng cấp, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đi lại, phát triển sản xuất, người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản tốt hơn.

Tích cực xoá bản trắng về điện lưới quốc gia

Theo thống kê, đến hết quý I/2023, toàn huyện Điện Biên Đông còn 26 bản chưa có điện lưới quốc gia. Đây là trở ngại lớn nhất để bà con trong huyện vươn lên thoát nghèo. Do đó, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo thực hiện Chương trình Xoá bản “trắng” về điện lưới quốc gia trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 - 2025. 

Được biết, đến nay, việc triển khai các dự án kéo điện về các bản vùng cao đã và đang triển khai đúng kế hoạch, tiến độ. Năm 2022, huyện Điện Biên Đông có 2 dự án kéo điện lưới quốc gia về 9 bản vùng cao trên địa bàn. Trong đó, dự án do Sở Công Thương thực hiện tại 4 bản thuộc 2 xã Keo Lôm, Xa Dung và dự án do UBND huyện Điện Biên Đông thực hiện tại 5 bản thuộc 3 xã Na Son, Pú Nhi và Tìa Dình. Năm 2023 huyện tiếp tục được đầu tư kéo điện cho 8 bản.

Các bản: Huổi Múa B, Huổi Hoa A1, Huổi Hoa A2 là những bản vùng cao, khó khăn nhất xã Keo Lôm. Cả 3 bản có trên 100 hộ dân tộc Mông sinh sống rải rác tại các sườn núi, đồi. Nhiều năm qua, bà con chưa được sử dụng lưới điện quốc gia, phần lớn các hộ dùng đèn dầu để thắp sáng. Một số ít hộ có điều kiện đã bỏ tiền mua máy phát điện loại nhỏ đặt ở suối gần bản nhưng điện nước chập chờn không đủ để phục vụ nhu cầu thiết yếu. 

Sau nhiều lần kiến nghị, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định đầu tư dự án điện tại các bản trên. Với sự cố gắng của các cấp, ngành, đơn vị thi công, sau 1 năm triển khai, dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trong niềm vui của người dân. Tết Nguyên đán năm 2023, huyện Điện Biên Đông có thêm 9 bản, nhiều hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia.

Ông Bùi Ngọc La, Chủ tịch UBND huyện Điện Biên Đông cho hay: "Việc đưa điện về các bản sẽ tạo điều kiện nâng cao trình độ dân trí. Tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, góp phần đảm bảo quốc phòng - an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Chính vì vậy, huyện Điện Biên Đông xác định việc kéo điện về các bản vùng cao, vùng xa là nhiệm vụ quan trọng. Trong đó, tập trung ưu tiên nguồn lực để đến cuối nhiệm kỳ trên địa bàn huyện không còn bản chưa có điện lưới". 

Hải Vân

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.