Điện Biên: Tập trung nguồn lực giảm nghèo hiệu quả

Giai đoạn 2021 - 2025, Điện Biên phấn đấu mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều từ 4% trở lên; trong đó các huyện nghèo giảm trung bình từ 5,5% trở lên; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân từ 5% trở lên.

Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới với 82,62% dân số trong tỉnh là đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống của bà con còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Để triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững hiệu quả, cải thiện mọi mặt đời sống cho người dân, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Điện Biên luôn xác định công tác quan trọng hàng đầu là tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị về giảm nghèo.

Theo tinh thần đó, ngay khi bắt đầu triển khai thực hiện Nghị quyết số 24/2021/QH15 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Nghị định số 27/2022/NĐ-CP (19/4/2022) của Chính phủ về quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg (18/01/2022) của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 cùng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành 9 văn bản quy phạm, pháp luật (trong đó Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành 4 nghị quyết; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 5 quyết định) quy định cụ thể để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Với sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, các đối tượng yếu thế, tỷ lệ hộ nghèo tại Điện Biên giảm rõ rệt.

Để việc chỉ đạo thực hiện các nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được xuyên suốt, thống nhất, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 gồm 38 thành viên; trong đó đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Ở cấp huyện, 10/10 huyện, thị xã, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện làm trưởng ban chỉ đạo. Việc xây dựng quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách tới từng địa bàn.

Tương tự với cấp xã cũng thành lập Ban Quản lý thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm trưởng ban, có quy chế hoạt động, phân giao nhiệm vụ cụ thể từng thành viên, tổ chức đoàn thể phụ trách, giúp đỡ từng thôn, bản.

Theo đánh giá của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Điện Biên - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh, đến cuối tháng 6/2023, Điện Biên đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao tại các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và văn bản quy định, hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương. Qua đó, các sở, ban, ngành tỉnh và địa phương có căn cứ tổ chức triển khai các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đánh giá chung kết quả triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, ông Lê Thành Đô, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên cho hay, giai đoạn 2021 - 2023 là những năm đầu giai đoạn thực hiện Chương trình, song với quyết tâm cao, tỉnh Điện Biên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác giảm nghèo và chính sách an sinh xã hội tập trung hoàn thành cơ bản cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản chỉ đạo, quản lý tổ chức thực hiện Chương trình.

Công tác xây dựng kế hoạch, phân bổ nguồn vốn thực hiện đầy đủ, kịp thời theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 và Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Chính phủ. Công tác tuyên truyền các nội dung, chính sách của Chương trình được thực hiện trọng tâm, hiệu quả, do đó phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.

Cùng với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của hộ nghèo, các đối tượng yếu thế, tỷ lệ hộ nghèo tại Điện Biên đã giảm rõ rệt. Trong giai đoạn 2021 - 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,55% (đạt và vượt mục tiêu đề ra). Những kết quả đó đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh và giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đối với nguồn vốn Trung ương cấp, tỉnh Điện Biên đã sớm hoàn thành phân bổ vốn giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 của Chương trình theo số vốn được Trung ương thông báo. Kịp thời giao kế hoạch vốn hàng năm và đã khẩn trương hoàn thành các thủ tục đầu tư dự án theo quy định khi đủ điều kiện phân bổ vốn; tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thuộc Chương trình.

Công tác triển khai các dự án thuộc nguồn vốn thực hiện Chương trình cơ bản thuận lợi, các dự án phù hợp với mục tiêu, đối tượng và nội dung hỗ trợ của Chương trình; một số dự án đã hoàn thành trong năm 2022, bước đầu mang lại lợi ích cho đối tượng thụ hưởng.

Thanh Vy

Lai Châu đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết vấn đề xã hội

Phụ nữ huyện Tân Uyên, Lai Châu trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển văn hóa, thể dục thể thao, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Điện Biên: Tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác phổ biến kiến thức pháp luật tới đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, Phòng Dân tộc huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã có những hoạt động tuyên truyền mang lại hiệu quả cao.

Đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023

Thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, Dự án 5 bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2023 hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc 26 tỉnh.

Lào Cai xóa đói giảm nghèo bền vững bằng Internet

Tỉnh Lào Cai xác định, việc phổ cập dịch vụ Internet, mạng di động, tăng cường chuyển đổi số... có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay.

Tín dụng chính sách – Đòn bẩy giảm nghèo hiệu quả ở Nghệ An

Cuối tháng 9/2023, tổng nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của tỉnh Nghệ An đạt 12.140 tỷ đồng, cao thứ 4 toàn quốc, đạt tốc độ tăng trưởng 11,6%.

Hộ nghèo Bản Qua (Lào Cai) có nhà mới từ nguồn vốn Chương trình giảm nghèo

Xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã tổ chức trao tiền và gắn biển tượng trưng hỗ trợ sửa chữa, làm mới nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo năm 2023 theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Nghệ An: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo hiệu quả

Tại khu vực miền núi tỉnh Nghệ An, xuất khẩu lao động được xem là con đường thoát nghèo nhanh và bền vững cho người dân, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tây Ninh tăng cường hỗ trợ người dân giảm nghèo về thông tin

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua, tỉnh Tây Ninh đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm nghèo thông tin trên địa bàn và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Quảng Trị: Định hướng nghề nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số

Nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú, dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã chủ động thực hiện công tác phân luồng, hướng nghiệp sớm cho học sinh dân tộc thiểu số.

Mèo Vạc (Hà Giang) đẩy mạnh giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân thực hiện các mục tiêu và Chương trình giảm nghèo bền vững.