Đến 2025, 98% dân số nông thôn Yên Bái sử dụng nước hợp vệ sinh

Tỉnh Yên Bái nỗ lực đưa nước hợp vệ sinh tới nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo sinh sống.

Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Yên Bái cho biết, đến hết năm 2022, dân số nông thôn trên địa bàn tỉnh được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh khoảng trên 600.000 người, đạt 93%. Trong đó, tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp về sinh từ công trình cấp nước tập trung là 29% với 358 công trình; tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp về sinh từ công trình nhỏ lẻ là 62% với khoảng 100.000 công trình.

Bà Trương Thị Hải, một hộ nghèo ở xã Phù Nham, huyện Nghĩa Lộ cho hay, trước đây khi chưa có nguồn nước hợp vệ sinh, người dân trong xã phải sử dụng nước giếng để sinh hoạt, ăn uống. 

Theo bà Hải, các nguồn nước từ giếng không đảm bảo an toàn, bị lẫn một số tạp chất nên khi giặt quần áo thường bị ố vàng. Bên cạnh đó, do nguồn nước tự nhiên nên mùa hanh khô, lượng nước rất ít không đủ sinh hoạt. Từ ngày được sử dụng nguồn nước sạch hợp vệ sinh, bà và các gia đình khác vô cùng phấn khởi.

Yên Bái đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường.

Ông Hoàng Văn Đào, một hộ nghèo khác ở thôn Dù, xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn cũng chia sẻ, trước đây gia đình ông thường dùng nước suối để sử dụng, biết là nguồn nước không đảm bảo cho sức khỏe nhưng do nhu cầu của cuộc sống nên vẫn phải dùng. Từ khi dự án cấp nước sạch hoạt động, gia đình ông đã chuyển sang sử dụng hoàn toàn bằng nguồn nước sạch. Có nguồn nước đảm bảo, gia đình cảm thấy cuộc sống được cải thiện rất nhiều.

Được biết, thời gian qua tỉnh Yên Bái đã ban hành kế hoạch hành động và văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Với đặc điểm là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, để giải quyết vấn nguồn nước hợp vệ sinh cho người dân là bài toán không dễ. Trước thực tế này, Yên Bái đã tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình, dự án nên đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 358 công trình cấp nước được đầu tư xây dựng.

Ông Trần Anh Văn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Yên Bái cho biết: Để thực hiện tốt chủ trương nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tỉnh Yên Bái triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Cụ thể là đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường; công tác quản lý vận hành công trình cấp nước nông thôn cũng được quan tâm.

UBND tỉnh có quyết định bàn giao tài sản cho UBND các xã quản lý, ban quản lý công trình hoạt động theo quy chế phân công nhiệm vụ từng thành viên trong ban quản lý nhằm phát huy tốt hiệu quả các công trình. Ngoài nhiệm vụ quản lý, vận hành, bảo dưỡng công trình, thành viên ban quản lý có trách nhiệm thực hiện bảo vệ các tác động bên ngoài gây ảnh hưởng đến nguồn nước, nguồn sinh thủy.

Cùng với đó, tiếp tục tập trung mọi nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật cấp nước sinh hoạt tập trung, lồng ghép bằng nhiều nguồn vốn của các chương trình để xây dựng mới và cải tạo sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. 

Tỉnh chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội sử dụng nguồn vốn giúp người dân khó khăn, người nghèo xây dựng các công trình cấp nước nhỏ lẻ, tạo điều kiện để nhiều người được tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ dân số nông thôn Yên Bái sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%. 

Để tiếp tục sử dụng có hiệu quả các công trình cấp nước tập trung, thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Bái sẽ tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động cấp nước sạch nông thôn trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các đơn vị, cá nhân tham gia thực hiện chương trình. 

Xác định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương và người hưởng lợi đối với việc bảo vệ, sử dụng hiệu quả các công trình đã xây dựng. Đồng thời, tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng để tạo nguồn sinh thủy, tránh mất nguồn nước tự nhiên.

Tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%. Duy trì hoạt động ổn định các công trình cấp nước hiện có; lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, cải tạo sửa chữa, mở rộng, xây mới các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung. Hỗ trợ hộ dân xây dựng các công trình cấp nước nhỏ lẻ trong giai đoạn 2021 - 2025. Mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Thanh Hải

Sơn La: Đưa bảo hiểm y tế đến người dân vùng khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La triển khai nhiều giải pháp nhằm mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, nỗ lực hướng tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân.

Đào tạo nghề giúp phụ nữ Yên Bái vươn lên thoát nghèo bền vững

Hàng năm, tăng tỷ lệ lao động nữ của tỉnh Yên Bái được đào tạo nghề và có việc làm với thu nhập ổn định, giúp xoá đói, giảm nghèo hiệu quả.

Phong Thổ: Nâng cao tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh

Thời gian qua, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã đầu tư, nâng cấp, sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, giúp người dân nơi đây được sử dụng nước sạch hiệu quả.

Thanh Hoá hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Giúp người nghèo tăng thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống là mục tiêu hướng đến của tỉnh Thanh Hoá.

Hội viên nông dân Văn Yên thoát nghèo nhờ vốn chính sách

Gần 5.000 hội viên nông dân được vay vốn trên 351 tỷ đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Yên (Yên Bái).

Trạm Tấu tăng cường truyền thông về giảm nghèo bền vững

Với các nội dung tuyên truyền đa dạng, phong phú, thiết thực, công tác giảm nghèo ở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái thời gian qua đã đạt nhiều thành quả.

Yên Bái: Đẩy mạnh liên kết đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo

Liên kết với các doanh nghiệp để tư vấn, hướng nghiệp và đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động, người nghèo ở nông thôn là giải pháp được tỉnh Yên Bái đẩy mạnh.

Huyện Sông Mã giúp hộ nghèo có nhà, vươn lên phát triển kinh tế

Là huyện biên giới của tỉnh Sơn La, huyện Sông Mã đang nỗ lực xoá nhà tạm, nhà dột nát nhằm hỗ trợ người nghèo ổn định cuộc sống, vươn lên phát triển kinh tế.

Lai Châu chú trọng dạy nghề, tạo sinh kế cho lao động nông thôn

Công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động, nhất là lao động nông thôn luôn được thành phố Lai Châu chú trọng.

Cải thiện mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe người dân ở Tân Kỳ (Nghệ An)

Cấp ủy, chính quyền cùng ngành y tế huyện Tân Kỳ (Nghệ An) thường xuyên quan tâm chăm lo phát triển đồng bộ hệ thống y tế, chú trọng mạng lưới y tế cơ sở phục phụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân, người nghèo, cận nghèo.