Yên Bái: Đẩy mạnh liên kết đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo

Liên kết với các doanh nghiệp để tư vấn, hướng nghiệp và đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động, người nghèo ở nông thôn là giải pháp được tỉnh Yên Bái đẩy mạnh.

Thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Yên Bái đã chủ động thu thập thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp, tổ chức; đẩy mạnh và đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm với nhiều hình thức đa dạng như: thông qua mạng xã hội, trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi, tổ chức các phiên giao dịch việc làm… Từ đó, nắm bắt, tạo cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo. 

Trung tâm Dịch vụ việc làm Yên Bái tích cực phối hợp với các doanh nghiệp triển khai đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động.

Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Yên Bái - Lưu Mạnh Dũng cho hay, trong năm 2022, Trung tâm đã tổ chức 38 hội nghị, phiên giao dịch việc làm tại các xã, phường thu hút được hơn 1.100 lượt người tham gia. 

Đặc biệt, Trung tâm đã giới thiệu việc làm và cung ứng hơn 2.500 lao động cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tích cực phối hợp với các doanh nghiệp triển khai các giải pháp trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động. 

Nhiều hoạt động như: Ngày hội tư vấn tuyển sinh - việc làm; phiên giao dịch việc làm; tổ chức công tác kết nối, làm việc giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh… đã được tổ chức. Từ đó tạo điều kiện các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn kết nối, liên kết đào tạo với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. 

Điển hình như Trường Trung cấp dân tộc nội trú Nghĩa Lộ đã ký hợp đồng với 15 công ty, doanh nghiệp; trong đó liên kết với Công ty TNHH May và thương mại Việt Thành (Bắc Ninh), Công ty May 10 (Hà Nội) cho các em học sinh đi thực tập tại doanh nghiệp, đồng thời tổ chức thi tốt nghiệp hệ trung cấp cho học sinh tại doanh nghiệp. 

Trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp, các học sinh được doanh nghiệp hỗ trợ tiền ăn, tiền ở và trả tiền công theo sản phẩm làm ra. Bình quân, mỗi học sinh trong thời gian thực tập có thu nhập từ 3,5 - 4,0 triệu đồng/tháng. 

Hay Trường Cao đẳng Yên Bái liên kết đào tạo, cung ứng lao động cho 10 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; hợp tác với 2 bệnh viện; 8 trung tâm y tế trong tỉnh và ký hợp đồng với 1 công ty xuất khẩu lao động đào tạo nghề điều dưỡng kết hợp với học ngoại ngữ nhằm cung ứng lao động phục vụ xuất khẩu lao động sang các thị trường Nhật Bản, Đức...

Theo báo cáo, năm 2022, toàn tỉnh Yên Bái đã thực hiện tuyển sinh đào tạo nghề cho gần 20.000 người, đạt 110% kế hoạch. Trong đó: cao đẳng 1.627 người, trung cấp 3.374 người, trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng gần 15.000 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh hết năm 2022 đạt 66,1%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ đạt 34,9%. 

Bên cạnh đó, tỉnh cũng giải quyết việc làm cho hơn 22.000 lao động, đạt 114,6% kế hoạch. Trong đó: từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội hơn 11.000 người, vay vốn Quỹ Quốc gia về việc làm 2.700 người, xuất khẩu lao động 284 người, cung ứng lao động tỉnh ngoài hơn 8.300 người. Đã chuyển dịch được gần 8.000 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đạt 119,5% kế hoạch; lĩnh vực chuyển dịch chủ yếu gồm sản xuất công nghiệp, xây dựng, du lịch, kinh doanh, bán hàng... 

Thời gian tới, Yên Bái tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương, cơ sở giáo dục tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để tư vấn, đào tạo và giải quyết việc làm. Xây dựng sàn giao dịch việc làm trực tuyến để kết nối với hệ thống giao dịch việc làm quốc gia nhằm hỗ trợ, cung cấp kịp thời thông tin đến người lao động và người sử dụng lao động. Hỗ trợ hiệu quả người lao động tìm kiếm việc làm. Đẩy mạnh triển khai hiệu quả hoạt động của Quỹ Quốc gia về việc làm nhằm hỗ trợ người lao động  có hoàn cảnh khó khăn tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm...

Nam Yên

Sơn La: Đưa bảo hiểm y tế đến người dân vùng khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La triển khai nhiều giải pháp nhằm mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, nỗ lực hướng tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân.

Đào tạo nghề giúp phụ nữ Yên Bái vươn lên thoát nghèo bền vững

Hàng năm, tăng tỷ lệ lao động nữ của tỉnh Yên Bái được đào tạo nghề và có việc làm với thu nhập ổn định, giúp xoá đói, giảm nghèo hiệu quả.

Phong Thổ: Nâng cao tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh

Thời gian qua, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã đầu tư, nâng cấp, sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, giúp người dân nơi đây được sử dụng nước sạch hiệu quả.

Thanh Hoá hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Giúp người nghèo tăng thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống là mục tiêu hướng đến của tỉnh Thanh Hoá.

Hội viên nông dân Văn Yên thoát nghèo nhờ vốn chính sách

Gần 5.000 hội viên nông dân được vay vốn trên 351 tỷ đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Yên (Yên Bái).

Trạm Tấu tăng cường truyền thông về giảm nghèo bền vững

Với các nội dung tuyên truyền đa dạng, phong phú, thiết thực, công tác giảm nghèo ở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái thời gian qua đã đạt nhiều thành quả.

Huyện Sông Mã giúp hộ nghèo có nhà, vươn lên phát triển kinh tế

Là huyện biên giới của tỉnh Sơn La, huyện Sông Mã đang nỗ lực xoá nhà tạm, nhà dột nát nhằm hỗ trợ người nghèo ổn định cuộc sống, vươn lên phát triển kinh tế.

Lai Châu chú trọng dạy nghề, tạo sinh kế cho lao động nông thôn

Công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động, nhất là lao động nông thôn luôn được thành phố Lai Châu chú trọng.

Đến 2025, 98% dân số nông thôn Yên Bái sử dụng nước hợp vệ sinh

Tỉnh Yên Bái nỗ lực đưa nước hợp vệ sinh tới nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo sinh sống.

Cải thiện mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe người dân ở Tân Kỳ (Nghệ An)

Cấp ủy, chính quyền cùng ngành y tế huyện Tân Kỳ (Nghệ An) thường xuyên quan tâm chăm lo phát triển đồng bộ hệ thống y tế, chú trọng mạng lưới y tế cơ sở phục phụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân, người nghèo, cận nghèo.