Xuất khẩu lao động giúp người dân Lai Châu giảm nghèo bền vững

Từ đầu năm đến nay, Lai Châu đưa được 180 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở các thị trường như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả Rập Xê Út...

Xã Bản Lang được đánh giá là môt trong những địa phương đi đầu trong công tác xuất khẩu lao động tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Theo thống kê năm 2022, toàn xã có 51 lao động tham gia xuất khẩu lao động ở các thị trường: Đài Loan, Nhật Bản, Singapore. Các lao động này hàng tháng có thu nhập ổn định từ 20 - 25 triệu đồng.

Để có tín hiệu vui từ hướng đi xuất khẩu lao động, thời gian qua, huyện Phong Thổ chỉ đạo phòng chuyên môn và các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích của xuất khẩu lao động, đi làm việc dài hạn tại các công ty doanh nghiệp trong nước để nhân dân nắm được. 

Bên cạnh đó, Huyện Đoàn Phong Thổ tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên vì đây là lực lượng lao động trẻ, có kiến thức, sức khỏe dễ tiếp cận với công việc đòi hỏi kỹ thuật cao.

Các học viên tham gia học nghề để có cơ hội đi xuất khẩu lao động.

Ngoài ra, để người lao động yên tâm đăng ký đi xuất khẩu lao động, huyện phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh xây dựng các chương trình về công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với đầy đủ các thông tin như: thu nhập, hướng dẫn cho người lao động về thủ tục tuyển chọn, cho vay vốn, khám sức khỏe, hộ chiếu, dạy nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng. Tăng cường tuyên truyền về các chiêu trò lừa đảo của các đối tượng xấu để người lao động tránh bị mắc bẫy lao động chui.

Với cách làm này, năm 2022 huyện Phong Thổ tạo việc làm mới cho trên 1.700 lượt lao động. Trong đó 170 người đi xuất khẩu lao động, 1.162 lao động được giải quyết việc làm thông qua vay vốn giải quyết việc làm và đào tạo nghề, trên 400 lao động được tư vấn, giới thiệu đi làm việc tại các doanh nghiệp, công ty trong nước. 

Từ đầu năm 2023 đến nay, huyện đã phối hợp cùng các đơn vị xuất khẩu lao động tổ chức được hàng chục lao động đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài; cùng với đó trên 100 trường hợp người lao động đăng ký, tham gia đào tạo chuẩn bị đi xuất khẩu lao động.

Được biết, giai đoạn 2017 - 2022, toàn tỉnh Lai Châu đã đưa được 673 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tăng 45,36% so với giai đoạn 2011 - 2016.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh đưa được 180 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đa số người lao động đi làm việc ở thị trường như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả Rập Xê Út… với các ngành nghề xây dựng, may mặc, lắp ráp điện tử, nông nghiệp, thuyền viên…

Với những kết quả đạt được, tin rằng thời gian tới, công tác xuất khẩu lao động ở tỉnh Lai Châu sẽ có nhiều kết quả tích cực hơn nữa, đáp ứng mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Thanh Minh

Quảng Bình: Thành phố Đồng Hới đẩy mạnh truyền thông về công tác giảm nghèo

Thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, bên cạnh việc triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ người dân, thành phố Đồng Hới đã tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân phát huy tinh thần tự lực vươn lên giảm nghèo bền vững.

Quảng Bình tăng cường tuyên truyền thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững

Từ đầu năm 2023, tỉnh Quảng Bình đã tập trung tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Tăng cường truyền thông về chính sách việc làm ở vùng đồng bào DTTS và miền núi

Hội thi tìm hiểu chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm được tổ chức tại huyện Đakrông (Quảng Trị) nhằm tăng cường công tác truyền thông về các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ truyền thông về giảm nghèo bền vững

Từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều đợt tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền về chương trình giảm nghèo bền vững...

Phát triển dược liệu giúp vùng dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Việt Nam có rất nhiều loài cây dược liệu khác nhau. Việc phát triển nguồn dược liệu từ nuôi trồng, thu hái, chế biến tạo thành chuỗi liên kết giúp cho người dân vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế bền vững.

Quảng Trị đẩy mạnh hỗ trợ người dân tìm kiếm việc làm

Chương trình giao lưu, đối thoại về việc làm được coi là một trong những giải pháp nhằm kết nối cung - cầu lao động, tạo sự phát triển ổn định, giúp thoát nghèo.

Thành phố Bạc Liêu chú trọng cấp thẻ BHYT, giải quyết việc làm cho người nghèo

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong năm 2023, thành phố Bạc Liêu đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo, tránh tái nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Quảng Ngãi chú trọng tạo việc làm cho người nghèo

Đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Truyền thông nâng cao hiệu quả giảm nghèo bền vững

Việc triển khai thực hiện Dự án Truyền thông giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 thời gian qua đã mang lại những hiệu quả tích cực.

Nghệ An tập huấn thực hiện quản lý suy dinh dưỡng ở trẻ em

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An đã tổ chức các lớp tập huấn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023.