'Vườn cây giảm nghèo' ở Bắc Giang

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Bắc Giang chung tay thực hiện các giải pháp hỗ trợ nhân dân trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế.

Nguồn thu từ cây ăn quả

Phong trào tặng “vườn cây giảm nghèo”, “vườn cây tình nghĩa” do Hội Nông dân huyện Tân Yên phát động từ năm 2017. Theo đó, mỗi hội viên nông dân ủng hộ tối thiểu 2.000 đồng và giúp đỡ ngày công lao động cho hộ nghèo, cận nghèo phá bỏ vườn tạp để trồng cây ăn quả. 

Phong trào sau này đã được nhân rộng tới các tổ chức hội, đoàn thể khác như hội phụ nữ, cựu chiến binh, thanh niên. 

Các hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ cây giống căn cứ theo nhu cầu và phải phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế. Xã Hợp Đức hỗ trợ hộ nghèo trồng các loại cây gồm vú sữa, vải thiều; xã Quế Nham, Ngọc Lý tặng cây bưởi, hồng xiêm. Tại xã Liên Chung, hộ dân được tặng cây bưởi, mít hoặc sâm Nam núi Dành. 

Các cơ sở hội còn hỗ trợ phân bón, cử cán bộ, hội viên đến thăm vườn, kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc trong thời gian đầu. Hàng năm, các hội cũng tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt giúp bà con nâng cao kinh nghiệm sản xuất.

W-giam-ngh232o-1.jpg
Để đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững, nỗ lực của người dân cũng đóng vai trò quan trọng. Ảnh: Lê Anh Dũng

Trường hợp của gia đình bà Kim Thị Thủy (thôn Hương, xã Liên Chung) là một trong những ví dụ điển hình đã từng bước vươn lên thoát nghèo. Từ 100 cây bưởi giống được Hội Nông dân xã hỗ trợ, bà Thủy chuyên tâm phát triển và thu hoạch tốt, mỗi vụ thu được 15-20 triệu đồng.

Theo thông tin từ Báo Bắc Giang điện tử, toàn huyện đã trồng, tặng tổng cộng 120 vườn cây ăn quả gồm các loại nhãn, bưởi, hồng xiêm, vú sữa, mít, xoài… Sau 5 năm, các cơ sở hội nông dân trong huyện đã giúp 135 hội viên thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện bình quân gần 2%/năm.

Các mô hình khác

Tại huyện Yên Thế, nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa những mô hình mới vào canh tác, nhiều hộ đã thoát nghèo.

Yên Thế có khoảng 19 thôn, bản thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn. Tại những thôn này, cùng với chính sách hỗ trợ, người dân đã chủ động khai thác lợi thế để phát triển kinh tế. Ở thôn Đồng Bông (xã Tân Hiệp), mô hình trồng dưa chuột được nhân rộng từ vài hộ lên hơn 30 hộ với diện tích gần 8 ha.

Tại xã Đồng Vương, chị Nguyễn Thị Hải liên kết với 11 hộ thành lập tổ hợp tác sản xuất, tiêu thụ nông sản. Mô hình trồng ớt trên diện tích 20 ha mang lại nguồn thu ổn định cho người dân.

Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm theo từng năm với 4,91% (năm 2021), 3,76% (năm 2022). Yên Thế phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 3% vào cuối năm nay.

Để đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, cùng với chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, sự chung tay của cấp ủy, chính quyền các cấp, ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo của người dân cũng đóng vai trò quan trọng.

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2021, toàn tỉnh Bắc Giang có 24.639 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 5,27%), 24.516 hộ cận nghèo (chiếm 5,24%). Năm 2022, số hộ nghèo giảm còn 17.946 hộ, chiếm 3,81%, hộ cận nghèo còn 19.797 hộ, chiếm 4,2%.

Hà Thu

Ngọc Chính và nhóm PV

An Lão đẩy mạnh truyền thông và đào tạo nghề góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn giải quyết việc làm, góp giảm nghèo bền vững.

An Giang: Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Năm 2023, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, toàn huyện giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%.

Lạc Dương nỗ lực giảm nghèo bền vững

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Phú Yên: Tuyên truyền thay đổi tư duy, cùng nhau giảm nghèo

Để góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội thi truyên truyền về công tác giảm nghèo.

Đồng Tháp: Được tiếp cận thông tin kịp thời, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Nông giảm mạnh

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) giảm mạnh nhờ được tiếp cận các thông tin, chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước kịp thời.

Gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Đồng Tháp được cấp thẻ BHYT

Năm 2023, Đồng Tháp cấp gần 74.000 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học; xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Lâm Đồng giảm dần mức độ thiếu hụt chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Những năm gần đây, tỷ lệ giảm nghèo, giảm các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (trong chuẩn nghèo đa chiều) tại Lâm Đồng qua từng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Hiệu quả từ đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

An Giang: Thành phố Châu Đốc không còn hộ nghèo

Đến cuối năm 2023, 34 hộ nghèo của thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) đã thoát nghèo. Kết quả này vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra của thành phố.