Vốn chính sách xã hội giúp 160.000 hộ dân Quảng Nam thoát nghèo

Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Quảng Nam đã kịp thời đưa vốn tín dụng ưu đãi đến hộ nghèo, các gia đình chính sách trên địa bàn, giúp 160.000 hộ dân giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

Từ một tỉnh nghèo nhất nước, Quảng Nam đã nhanh chóng vươn lên, giảm sâu tỷ lệ hộ nghèo và xác lập vị thế mới trong hành trình 25 năm xây dựng và phát triển.

Năm 2021, tổng thu ngân sách Quảng Nam tăng gấp 49 lần so với năm 1997; bình quân tăng trưởng nguồn thu giai đoạn 1997 - 2021 là 21,5%/năm. Đặc biệt, 5 năm trở lại đây, Quảng Nam đã có sự điều tiết một phần nguồn thu về ngân sách Trung ương. Những kết quả này có phần đóng góp lớn của các chương trình tín dụng chính sách.

Để nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ tối đa cho người nghèo trong điều kiện tiết giảm chi phí quản lý, chi phí xã hội... Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam thực hiện phương thức cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên).

Gia đình ông Võ Công Hoàng và bà Dương Thị Phượng ở xã Tam Phước đã đầu tư chăn nuôi gia súc kết hợp phát triển nghề mộc mang lại thu nhập ổn định nhờ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Nguốn vốn chính sách xã hội được giải ngân thực hiện thông qua nhiều chương trình khác nhau và đã phát huy hiệu quả trong thực tế.

Trong đó, Chương trình cho vay hộ nghèo đã giúp hơn 270.000 lượt hộ vay vốn với số tiền hơn 3.700 tỷ đồng. Dư nợ đến ngày 31/8/2022 là 623 tỷ đồng, chiếm 10,11% tổng dư nợ, với hơn 14,6 nghìn hộ đang còn dư nợ.

Chương trình cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định 15/2013/QĐ-TTg được thực hiện từ năm 2013 đã giúp hơn 54.000 lượt hộ vay vốn với số tiền 2.016 tỷ đồng. Dư nợ đến ngày 31/8/2022 là 907 tỷ đồng, chiếm 14,72% tổng dư nợ, với hơn 20 nghìn hộ đang còn dư nợ. Qua 9 năm, từ vốn vay của chương trình đã góp phần giúp 35.845 hộ thoát cận nghèo.

Chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo theo Quyết định 28/2015/QĐ-TTg được triển khai từ năm 2015, sau 7 năm thực hiện đã giúp cho hơn 61.000 lượt hộ vay vốn với số tiền 2.660 tỷ đồng. Dư nợ đến ngày 31/8/2022 là 1.268 tỷ đồng, chiếm 20,58% tổng dư nợ, với gần 28 nghìn hộ đang còn dư nợ.

Chương trình cho vay dành cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg được triển khai từ năm 2007, qua 15 năm đã giúp hơn 114.000 lượt khách hàng vay vốn cho hơn 123.000 lượt học sinh, sinh viên với số tiền 1.723 tỷ đồng. Dư nợ đến ngày 31/8/2022 là 212 tỷ đồng, với gần 7 nghìn khách hàng và hơn 7,2 nghìn học sinh, sinh viên còn dư nợ, chiếm 3,44% tổng dư nợ.

UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, chính sách tín dụng cùng với các chính sách khác đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giai đoạn 2005 - 2010 từ 30,29% xuống 12,21%; giai đoạn 2011 - 2015 từ 24,18% xuống 10,03%; giai đoạn 2016 - 2021 giảm từ 12,9% xuống còn 4,4% cuối năm 2021.

Không chỉ hỗ trợ các đối tượng yếu thế vượt qua đói nghèo; tích lũy tri thức, hướng đến tương lai rộng mở, nguồn vốn tín dụng chính sách tỉnh Quảng Nam còn tạo điều kiện cho các viên chức, công chức khó khăn có điều kiện để an cư lập nghiệp. 

Bằng Chương trình cho vay nhà ở xã hội, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam đã giúp 1,2 nghìn lượt khách hàng vay vốn với số tiền 449 tỷ đồng có nơi ở ổn định. Chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở cũng đã giúp hơn 19.000 lượt khách hàng vay vốn với tổng doanh số cho vay đạt 192 tỷ đồng.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Văn Dũng cho hay, các chương trình tín dụng chính sách về nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, giải quyết việc làm… thực sự là điều kiện, nền tảng quan trọng giúp tỉnh thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Thạch Thảo, Trần Hảo, Thu Hà

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.