Truyền thông nâng cao hiệu quả giảm nghèo bền vững

Việc triển khai thực hiện Dự án Truyền thông giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 thời gian qua đã mang lại những hiệu quả tích cực.

Phát thanh, in tờ rơi

Tỉnh Bạc Liêu tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền, thông tin nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. 

Thực hiện Tiểu dự án 1 về giảm nghèo về thông tin, từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố phối hợp thực hiện các nội dung sản xuất, phát hành các ấn phẩm truyền thông theo quy định. Cụ thể, khoảng 4.500 cuốn cẩm nang đã được in trong năm 2022, các đơn vị phối hợp với Báo Bạc Liêu, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thực hiện nhiều tin bài, 2 chuyên mục thông tin về giảm nghèo. 

Trong 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đã đầu tư hơn 3 tỷ đồng cho Dự án 6 về truyền thông và giảm nghèo về thông tin. Ngoài ra, các địa phương trong tỉnh cũng tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông cơ sở; sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh trên hệ thống đài phát thanh; in ấn tờ bướm, tờ rơi để thông tin, tuyên truyền đến các đối tượng thụ hưởng của chương trình nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của người dân.

Thay đổi nếp nghĩ, quyết tâm vượt khó

Tại Hậu Giang, thành phố Vị Thanh đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác giảm nghèo, đồng thời giới thiệu những tấm gương điển hình, cách làm hiệu quả trong phát triển kinh tế. Mỗi xã, phường trong địa bàn thành phố có những cách làm chủ động như đến từng hộ gia đình tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức tự giác thoát nghèo, trao tặng sinh kế, giới thiệu việc làm phù hợp… 

giảm nghèo.jpg
 Tuyên truyền, vận động đóng vai trò quan trọng trong công tác giảm nghèo bền vững. Ảnh: Lê Anh Dũng

Bà Võ Thị Hồng Lan, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Vị Thanh, cho biết: “Quan trọng trong giảm nghèo bền vững là phải thay đổi được nhận thức của từng hộ dân, để không ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước. Cách làm của chúng tôi đầu tiên là tăng cường truyền thông, luôn gần và nắm sát từng hoàn cảnh khó khăn để luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, ghi nhận những đề xuất của người dân hỗ trợ đúng nhu cầu. Chỉ có tạo động lực, niềm tin, hỗ trợ nhanh, kịp thời, đúng hoàn cảnh, nhu cầu thực tế mới giúp được người dân vươn lên thoát nghèo bền vững, chống được tái nghèo”.

Đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, thành phố Vị Thanh giảm hơn 1% hộ nghèo so với năm 2021, giảm 1,29% hộ cận nghèo so với năm 2021.

Là một trong những người được tiếp cận thông tin trên các phương tiện truyền thông, từ đó có điều kiện học hỏi kinh nghiệm về trồng trọt và chăn nuôi, kiến thức hữu ích, bà Trương Hồng Yến (ở ấp 4, xã Vị Tân) bộc bạch: “Thông tin trên báo đài, cán bộ ấp đến thông báo có lớp dạy kỹ thuật may, tôi đăng ký tham gia học liền. Cùng với các tờ rơi hướng dẫn, kết hợp kinh nghiệm may nhiều năm của bản thân, cộng với tham gia lớp học, thêm kỹ năng cắt, ghép áo, may áo kiểu theo model bây giờ… cuộc sống gia đình tôi đã có nhiều khả quan hơn trước”.

Cùng với tập trung đầu tư, hỗ trợ sinh kế tạo động lực cho hộ nghèo, phường An Phước (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) cũng chú trọng công tác tuyên truyền với nhiều hình thức như phát tờ rơi, tài liệu về chương trình và chính sách giảm nghèo, treo băng rôn, khẩu hiệu nội dung về công tác giảm nghèo với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”.

Hội Nông dân phường An Phước tích cực phổ biến các chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của các phong trào, vận động nông dân thay đổi nếp nghĩ cách làm, quyết tâm vượt khó. Qua các đợt tuyên truyền, nhiều hộ nghèo, cận nghèo chủ động học hỏi, áp dụng những cách làm mới, phù hợp để cải thiện thu nhập.

Hà Thu

Linh Trang và nhóm PV

An Lão đẩy mạnh truyền thông và đào tạo nghề góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn giải quyết việc làm, góp giảm nghèo bền vững.

An Giang: Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Năm 2023, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, toàn huyện giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%.

Lạc Dương nỗ lực giảm nghèo bền vững

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Phú Yên: Tuyên truyền thay đổi tư duy, cùng nhau giảm nghèo

Để góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội thi truyên truyền về công tác giảm nghèo.

Đồng Tháp: Được tiếp cận thông tin kịp thời, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Nông giảm mạnh

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) giảm mạnh nhờ được tiếp cận các thông tin, chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước kịp thời.

Gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Đồng Tháp được cấp thẻ BHYT

Năm 2023, Đồng Tháp cấp gần 74.000 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học; xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Lâm Đồng giảm dần mức độ thiếu hụt chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Những năm gần đây, tỷ lệ giảm nghèo, giảm các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (trong chuẩn nghèo đa chiều) tại Lâm Đồng qua từng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Hiệu quả từ đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

An Giang: Thành phố Châu Đốc không còn hộ nghèo

Đến cuối năm 2023, 34 hộ nghèo của thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) đã thoát nghèo. Kết quả này vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra của thành phố.