Trụ cột quan trọng trong Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững ở An Giang

Tín dụng chính sách với nòng cốt là các hoạt động cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang là trụ cột quan trọng trong Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững ở An Giang.

Sau 20 năm hoạt động, được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành có liên quan và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, cùng với nỗ lực phấn đấu vượt khó của người dân, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm.

Thành quả nổi bật là số hộ thoát nghèo từ năm 2019 - 2021 là 32.865 hộ. Đáng chú ý 20 năm qua, nguồn vốn cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng lên. Tổng nguồn vốn đến ngày 31/8/2022 là 3.988.2 tỷ đồng, tăng 3.857 tỷ đồng (tăng hơn 30 lần) so với khi mới thành lập. Cơ cấu nguồn vốn gồm: nguồn vốn cân đối từ Trung ương là 3.757,3 tỷ đồng, tăng hơn 3.632.9 tỷ đồng (tăng hơn 30 lần) so với khi mới thành lập. 

Nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo thêm việc làm, nâng cao sức sản xuất hàng hóa và cải thiện đời sống người dân.

Thông qua nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã tạo thêm việc làm, nâng cao sức sản xuất hàng hóa, cải thiện đời sống, góp phần ổn định tình hình kinh tế, xã hội tại địa phương. Đặc biệt, góp phần ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi ở nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp, góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Kết quả tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đến ngày 31/8/2022 đạt 3.974,7 tỷ đồng với 146.662 khách hàng còn dư nợ. Hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn được triển khai thông qua 156 điểm giao dịch tại xã, với 3.207 tổ tiết kiệm và vay vốn phân bố rộng khắp trên tất cả các khóm, ấp, khu vực trong toàn tỉnh.

Bên cạnh đó, tại các điểm giao dịch lưu động công khai những chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Chính phủ, các quy trình, thủ tục của Ngân hàng Chính sách xã hội, công khai dư nợ, thời gian cho vay, lãi suất cho vay, số điện thoại đường dây nóng...

Từ thực tiễn và kết quả triển khai các chương trình tín dụng chính sách tại địa phương đã góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 trên địa bàn tỉnh An Giang, số hộ nghèo là 20.129 hộ, chiếm tỷ lệ 3,82%; hộ cận nghèo là 31.288 hộ, chiếm tỷ lệ 5,93%. An Giang có 1 huyện nghèo giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. 

Để tiếp tục duy trì kết quả đã đạt được, phát huy hơn nữa hiệu quả của tín dụng chính sách, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh An Giang, các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp cần tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 1630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung triển khai thực hiện Công văn số 258-CV/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch số 246/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. 

Hỗ trợ các điều kiện cần thiết đối với hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, bố trí kinh phí ủy thác của ngân sách địa phương bổ sung nguồn vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để triển khai cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Tập trung các nguồn lực về con người và nguồn vốn để triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách. Tổ chức thực hiện tốt chủ trương huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hàng năm tham mưu cho Hội đồng nhân dân các cấp tiếp tục dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. 

Hỗ trợ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Thường xuyên rà soát nhu cầu vay vốn, phấn đấu đáp ứng 100% vốn vay cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn.

Tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Phổ biến mô hình vay vốn làm ăn hiệu quả; các mô hình sản xuất kinh doanh điển hình, giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội trong tỉnh.

Triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức tự vươn lên của hộ nghèo và đối tượng chính sách, giảm dần sự trông chờ, lệ thuộc vào trợ cấp của Nhà nước…

Giao Linh, Ngọc Quý, Thu Hà

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.