Lào Cai: Tăng khả năng tiếp cận thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số

Công tác tuyên truyền được Lào Cai triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở với 3 kênh chính là truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng, trên hệ thống thông tin điện tử, mạng xã hội và truyền thông cơ sở.

Nhờ tích cực chuyển đổi số, người dân Lào Cai đã được tiếp cận các chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như các thông tin kinh tế, xã hội nhanh chóng, thuận tiện.

Để chuyển đổi số gần hơn với đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao đời sống tinh thần cho đối tượng này, công tác truyền thông luôn được các cơ quan, đơn vị, địa phương của Lào Cai đặc biệt quan tâm, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đưa thông tin về cơ sở. 

Theo đó, công tác tuyên truyền được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở với 3 kênh chính là truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông trên hệ thống thông tin điện tử, mạng xã hội và truyền thông cơ sở. 

Đặc biệt, các cơ quan truyền thông trong tỉnh đã chú trọng tuyên truyền bằng tiếng dân tộc thiểu số, thu hút hàng triệu lượt xem và tương tác. Số lượt người truy cập theo dõi các chương trình tiếng Mông, tiếng Dao bằng thiết bị di động khá đông, ở nhiều vùng địa lý khác nhau trong tỉnh, trong nước và một số quốc gia. 

Các cơ quan truyền thông chú trọng tuyên truyền bằng tiếng dân tộc thiểu số, thu hút hàng triệu lượt xem và tương tác. 

Năm 2021, Đài truyền hình Lào Cai đã đưa vào hoạt động trang Fanpage bằng tiếng Mông, tiếng Dao trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Đây là phiên bản báo chí của Đài trên nền tảng số, dành cho đồng bào dân tộc Mông, dân tộc Dao, được thiết kế dựa trên nhu cầu của đồng bào và xu hướng của báo chí hiện đại. 

Ngoài chương trình thời sự còn thực hiện các chuyên mục bằng tiếng dân tộc, một số chương trình thực hiện theo hình thức truyền hình thực tế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền góp phần đưa thông tin nhanh chóng lan tỏa đến từng người dân.

Với việc đẩy mạnh đầu tư hạ tầng bưu chính, viễn thông, Internet, hạ tầng truyền thông cơ sở đã bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân. 

Hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin đảm bảo phủ sóng cho trung tâm 100% số xã, 97% số thôn. Hạ tầng truy nhập Internet băng rộng di động đảm bảo cung cấp dịch vụ tại trung tâm 100% số xã, 94% số thôn. Hạ tầng truy nhập Internet băng rộng cố định (cáp quang) đảm bảo cung cấp dịch vụ tại trung tâm 100% số xã, 61% số thôn thuộc khu vực III.

Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng được dịch vụ thông tin di động mặt đất là 96,7%. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng được dịch vụ truy nhập Internet băng rộng di động là 73%.

Lào Cai cũng đặc biệt quan tâm đến việc triển khai chính sách hỗ trợ cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn. Tỉnh đã hỗ trợ và lắp đặt 4.909 đầu thu truyền hình số vệ tinh (DTH) và 460 đầu thu truyền hình số mặt đất (DVB-T2) cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Hỗ trợ 1.260 tivi và 1.225 radio cho các hộ nghèo thuộc các dân tộc ít người tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Điều này thực sự đã mang lại niềm vui cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giúp bà con có thể chủ động tiếp cận thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các thông tin văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng nông thôn mới, công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Để bảo đảm những thông tin tới đồng bào dân tộc thiểu số là những thông tin chính thống, thông tin thiết yếu, có giá trị nâng cao nhận thức và giúp đồng bào xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống văn minh, hạnh phúc, thời gian tới, tỉnh Lào Cai tiếp tục triển khai các giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Trọng tâm là đổi mới hình thức tuyên truyền cơ sở, nâng cao chất lượng thông tin, đa dạng hoá ngôn ngữ truyền thông bằng nhiều thứ tiếng dân tộc thiểu số. Phát huy hiệu quả của hệ thống truyền thanh cơ sở, mạng xã hội trong các hoạt động tuyên truyền. 

Nội dung tuyên truyền cần trọng tâm, sát thực tiễn, phù hợp với nhu cầu và trình độ của đồng bào dân tộc thiểu số, phù hợp với đặc thù của từng dân tộc, từng địa phương. Xây dựng và phát triển hạ tầng thông tin truyền thông đồng bộ, đảm bảo nhân dân các thôn, bản tại các xã vùng sâu, vùng xa được tiếp cận thông tin, sử dụng các dịch vụ cơ bản. Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, rút ngắn khoảng cách về hưởng thụ thông tin giữa các vùng miền. 

Đình Bổng, Hữu Duyên, Anh Dũng

Chàng trai người Mông mở HTX bao tiêu hàng nghìn tấn dứa cho người dân biên giới

Năm 2022, anh Thào A Giàng thành lập Hợp tác xã dứa Mường Nhà (Điện Biên), liên kết với gần 70 hộ dân bản giáp biên trồng hơn 60ha cây dứa mật, bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đầu ra giúp bà con.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Nước sạch đến với học sinh vùng cao Nậm Pồ

Tính tới ngày 31/10, toàn huyện Nậm Pồ (Điện Biên) đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng 26 giếng khoan tại các trường học trên địa bàn.

Nhiều hộ dân ở Phong Thổ viết đơn xin thoát nghèo

Những lá đơn xin thoát nghèo đã thể hiện nguyện vọng, khẳng định ý chí tự lực vươn lên của một bộ phận đồng bào ở huyện Phong Thổ (Lai Châu) trong hành trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Thừa Thiên Huế: Linh hoạt thực hiện chính sách giảm nghèo đặc thù

Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND, trong đó có 6 nhóm chính sách trọng tâm, trọng điểm để thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Tuần Giáo nỗ lực thực hiện 100% học sinh tham gia bảo hiểm y tế

Tính đến ngày 31/10/2023, tổng số học sinh trên địa bàn huyện Tuần Giáo (Điện Biên) tham gia bảo hiểm y tế là 1.335 em, đạt 106.8% kế hoạch tỉnh giao.

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Tuần Giáo nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy giảm nghèo

Những việc làm hỗ trợ thiết thực đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân của huyện Tuần Giáo (Điện Biên) được cải thiện và nâng lên rõ rệt.

Tây Ninh: Nhiều cơ chế giảm nghèo đa chiều hiệu quả

Tỉnh Tây Ninh ban hành và thực hiện lồng ghép nhiều chính sách, mô hình giảm nghèo đa chiều hiệu quả cho vùng nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

TP Bà Rịa khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân

Việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp người dân Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) có sinh kế ổn định, thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên khấm khá.