Thu nhập bình quân trên 45 triệu đồng/năm: Điểm sáng nơi vùng cao biên giới

Nâng cao thu nhập của người dân tộc từng được cho là mục tiêu khó khả thi trong phiên thảo luận của Quốc hội về đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Những gì Phong Niên làm được đã vượt xa kỳ vọng.

Thu nhập bình quân trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Phong Niên (huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cao) đã đạt trên 45 triệu đồng/người/năm, chỉ còn 160 hộ nghèo và cận nghèo. Đây là kết quả tích cực, khẳng định sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và nỗ lực của bà con các dân tộc trên địa bàn xã nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới ấm no.

Tấm gương điển hình tiên tiến

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, đặt mục tiêu phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020, tương đương khoảng 36 triệu đồng/năm. 

Được tuyên truyền, tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay từ Nghị quyết 26 của HĐND tỉnh Lào Cai về “Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp”, trang trại chăn nuôi của gia đình ông Vương Văn Tiến (dân tộc Nùng, thôn Cốc Sâm 2) luôn duy trì từ 300-500 con lợn thịt, trên 50 đầu lợn nái. Việc cung cấp lợn giống, bán lợn thịt, bên cạnh đó, nuôi gần 1.000 con vịt… đã mang đến cho gia đình ông Tiến nguồn thu lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm. 

"Từ con nái nuôi ra, xuống sàn là cho vào chuồng nuôi, ô nhỏ thì 25 con, ô to thì nuôi 30 con. Tôi cũng chủ động tiêm vắc xin đầy đủ cho đàn vật nuôi. Từ lúc gia đình biết chăn nuôi thì đã thoát được cái nghèo", ông Vương Văn Tiến cho biết.

W-d226n-toc-thieu-so.jpg
Tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những mục tiêu quan trọng. Ảnh: Lê Anh Dũng

Hỗ trợ sản xuất: Tiền đề để đồng bào phát triển

Chỉ cách đường biên giới Việt - Trung hơn 30 km, Phong Niên có 13 dân tộc anh em cùng chung sống, tuy có diện tích rộng (4.303 ha) và có đường quốc lộ chạy qua nhưng lại bị chia cắt phức tạp bởi núi đá, địa hình lại dốc, khe, suối nhỏ nên vấn đề canh tác gặp nhiều khó khăn. Cơ cấu kinh tế chủ yếu ở đây là nông lâm nghiệp. Trong đó sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, thu nhập chính của người dân trước đây là cây lúa, ngô, mía, một số hoa màu và cây ăn quả.

Để nâng cao thu nhập, tạo động lực phát triển trong các thôn bản có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chính quyền hỗ trợ người dân phát triển kinh tế gia trại, trang trại. Ngoài ra, địa phương còn xây dựng các vùng cây ăn quả đạt tiêu chuẩn OCOP (chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị) với một số loại cây có thế mạnh như nhãn, na, bưởi, roi… với quy mô trên 200 ha. Nhờ vậy, thu nhập của bà con vùng dân tộc thiểu số nơi đây đã đạt trên 45 triệu/người/năm. 

"Cây na có giá trị kinh tế cao, chăm sóc dễ hơn, không mất công như cây ngô Đầu vụ, trung bình na bán được 40.000 đồng/kg, còn ngô thì chỉ 5.000 đồng/kg. Thời gian chăm sóc cây na cũng ít hơn cây ngô", anh Lù Seo Sèng, thôn Cán Hồ, cho hay.

Ông Ngô Văn Phúc, Bí thư Đảng ủy xã Phong Niên, nói: "Tiêu chí thu nhập là tiêu chí lớn. Chính vì vậy, trong công tác chỉ đạo sản xuất, Phong Niên là xã thuần nông nên chăn nuôi, trồng trọt vẫn là thu nhập chính. Nhiều hộ đã được hỗ trợ sản xuất, đây là tiền đề để đồng bào phát triển rất mạnh. Thu nhập của Phong Niên năm 2015 chỉ được 13 triệu đồng/người/năm nhưng đến năm 2022 đã được 57,8 triệu đồng/người/năm".

Quan tâm phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống tinh thần của bà con tại các thôn bản ở Phong Niên ngày càng được nâng lên rõ rệt, là điểm sáng nơi vùng cao biên giới. 

Tuệ Nhi

Huy Linh và nhóm PV

An Lão đẩy mạnh truyền thông và đào tạo nghề góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn giải quyết việc làm, góp giảm nghèo bền vững.

An Giang: Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Năm 2023, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, toàn huyện giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%.

Lạc Dương nỗ lực giảm nghèo bền vững

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Phú Yên: Tuyên truyền thay đổi tư duy, cùng nhau giảm nghèo

Để góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội thi truyên truyền về công tác giảm nghèo.

Đồng Tháp: Được tiếp cận thông tin kịp thời, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Nông giảm mạnh

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) giảm mạnh nhờ được tiếp cận các thông tin, chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước kịp thời.

Gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Đồng Tháp được cấp thẻ BHYT

Năm 2023, Đồng Tháp cấp gần 74.000 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học; xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Lâm Đồng giảm dần mức độ thiếu hụt chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Những năm gần đây, tỷ lệ giảm nghèo, giảm các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (trong chuẩn nghèo đa chiều) tại Lâm Đồng qua từng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Hiệu quả từ đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

An Giang: Thành phố Châu Đốc không còn hộ nghèo

Đến cuối năm 2023, 34 hộ nghèo của thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) đã thoát nghèo. Kết quả này vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra của thành phố.