Quảng Trị đẩy mạnh hỗ trợ người dân tìm kiếm việc làm

Chương trình giao lưu, đối thoại về việc làm được coi là một trong những giải pháp nhằm kết nối cung - cầu lao động, tạo sự phát triển ổn định, giúp thoát nghèo.

Hàng trăm lao động tham gia chương trình

Vào đầu tháng 11, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND huyện Hướng Hóa tổ chức Chương trình giao lưu, đối thoại về việc làm cho người lao động và đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện năm 2023. Chương trình nhằm thực hiện kế hoạch hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Tham dự chương trình có 10 doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp và khu kinh tế, các doanh nghiệp có nhu cầu tìm kiếm người lao động đi làm việc ở nước ngoài và 500 người lao động, đoàn viên, thanh niên. 

Tại đây, các doanh nghiệp đã thông tin về chỉ tiêu, nhu cầu việc làm, các chính sách hỗ trợ cho người lao động. Những người tham gia được tư vấn, giải đáp loạt thắc mắc về ngành nghề, quyền lợi, quá trình tham gia đào tạo.

Được biết, năm 2022, huyện Hướng Hóa đã giải quyết việc làm mới cho 3.074 lượt lao động, đạt 219,5% kế hoạch năm. Với 10 tháng đầu năm 2023, huyện giải quyết việc làm cho 1.238 lượt lao động, đạt 82,5% kế hoạch năm. Lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng là 69 người, đạt 69% kế hoạch. 

Chương trình giao lưu, đối thoại việc làm cũng diễn ra tại huyện Đakrông. 500 đoàn viên, thanh niên tham gia, đến từ các xã A Bung, A Vao, A Ngo, Tà Rụt, Hướng Hiệp, Mò Ó, Đakrông và thị trấn Krông Klang.

Đakrông là một huyện nghèo, có 12 xã, 1 thị trấn với dân số gần 50.000 người. Số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, trong đó số lao động có nhu cầu tìm việc làm rất lớn, vấn đề giải quyết việc làm vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy, chương trình là cơ hội giúp mọi người tìm được việc làm để có thu nhập cao hơn. 

giảm nghèo.jpg
Nhiều lao động nông thôn cần được hỗ trợ để có công việc ổn định, giúp tăng thu nhập. Ảnh: Lê Anh Dũng

Trước đó, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND huyện Cam Lộ cũng tổ chức chương trình tương tự, thu hút sự tham gia của 8 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn tỉnh. Đến với buổi tư vấn, đa số thanh niên, đoàn viên bày tỏ mong muốn tìm được việc để từ đó có cơ hội thoát nghèo. 

Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm

Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm được các địa bàn thuộc tỉnh Quảng Trị chú trọng thời gian qua. Cụ thể, huyện Vĩnh Linh đã khảo sát nhu cầu, mở các lớp dạy nghề gắn với quy hoạch phát triển, tiềm năng, lợi thế của địa phương. Người lao động ở xã Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà được đào tạo các nghề như nuôi gà thả vườn; kỹ thuật nuôi, phòng trừ bệnh cho trâu, bò, lợn; kỹ thuật trồng nấm sò, nấm rơm, nấm linh chi; chăm sóc và khai thác mủ cao su; may công nghiệp, kỹ thuật xây dựng...

Trong 6 tháng đầu năm 2023, có 114 lao động người dân tộc thiểu số được đào tạo nghề từ nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia và ngân sách của địa phương.

Tại Hướng Hóa, giai đoạn 2021-2022, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện đã tổ chức đào tạo được hơn 10 lớp dạy nghề cho hơn 330 học viên là lao động nông thôn. Năm 2023, đơn vị tiếp tục đào tạo nghề cho lao động nông thôn với số lượng dự kiến đến cuối năm đạt khoảng 300 người. Huyện đặt mục tiêu chú trọng giải quyết việc làm bình quân hàng năm từ 1.300-1.400 lao động trong giai đoạn 2021-2025.

Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ổn định sinh kế, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Quảng Trị thông tin hàng năm trung bình tỉnh giải quyết việc làm cho hơn 10.000 lao động. Năm 2022, toàn tỉnh giải quyết việc làm mới cho hơn 16.100 lượt lao động; 6 tháng đầu năm 2023 giải quyết việc làm cho gần 7.300 lượt lao động.

Hà Thu

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.