Quảng Nam tập trung xóa nhà tạm, cải thiện dinh dưỡng

Để hỗ trợ và cải thiện chất lượng sống cho các hộ nghèo, Quảng Nam tập trung xoá nhà tạm, cải thiện dinh dưỡng cho người dân đặc biệt là trẻ em.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, bên cạnh các chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Quảng Nam ban hành nhiều chính sách, kế hoạch, ưu tiên bố trí vốn ngân sách để thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát 

Cuối tháng 10, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2289/QĐ-UBND về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 22/9/2023 của HĐND tỉnh quy định mức hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023-2025.

Trong giai đoạn này, Quảng Nam dự kiến hỗ trợ xóa 15.735 nhà tạm, nhà dột nát; trong đó xây mới 8.675 nhà, sửa chữa 7.060 nhà.

Đối với nhà tạm, nhà dột nát cho hộ gia đình chính sách, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ của 18 huyện, thị xã, thành phố: 6.774 nhà. Đối với nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn 12 huyện, thị xã, thành phố (không có 6 huyện nghèo): 782 nhà. Đối với nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn 6 huyện nghèo: 8.179 nhà.

Định mức hỗ trợ xây mới đối với hộ gia đình người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ trên địa bàn toàn tỉnh và hộ nghèo, hộ cận nghèo của 12/18 huyện, thị xã, thành phố là 60 triệu đồng/nhà. Nếu sửa chữa, mức hỗ trợ là 30 triệu đồng/nhà.

Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn 6 huyện nghèo (ngoài nguồn vốn thực hiện từ Chương trình mục tiêu quốc gia, được hỗ trợ cấp bù kinh phí của Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 22/9/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh) thì xây mới được hỗ trợ 14 triệu đồng/nhà; sửa chữa là 7 triệu đồng/nhà. 

Tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trong giai đoạn 2023-2025 là hơn 400 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách tỉnh khoảng 120 tỷ đồng và các nguồn huy động từ các quỹ an sinh, phúc lợi, nguồn vận động xã hội hóa, nguồn vận động sự đóng góp từ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước và lực lượng vũ trang... trên địa bàn tỉnh. 

Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em 

Đây là kế hoạch xã Quế Hiệp triển khai thực hiện, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023.

Mục tiêu của chương trình là hướng đến cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Trong đó, hạ xuống mức thấp các thể thiếu dinh dưỡng ở trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. 

W-d226n-toc-thieu-so.jpg
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em cũng nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Ảnh: Lê Anh Dũng

Theo kế hoạch, năm 2023, xã Quế Hiệp phấn đấu tối thiểu 60% trẻ em dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng.

Để đạt các chỉ tiêu trên, xã sẽ triển khai các hoạt động như can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ em từ 0 đến 16 tuổi. Trong đó, triển khai các hoạt động can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ em từ 0-16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn xã theo các hướng dẫn của Bộ Y tế và Sở Y tế. 

Cụ thể: cung cấp sắt cho trẻ em gái vị thành niên; bổ sung vitamin A cho trẻ em từ 6 đến < 60 tháng tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy, sởi, viêm đường hô hấp cấp; bổ sung kẽm cho trẻ em bị tiêu chảy cấp; cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng; phát hiện, điều trị và quản lý suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em tại cộng đồng; tẩy giun định kỳ cho trẻ em dưới 6 tuổi; tư vấn dinh dưỡng về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng tại trường học.

Song song đó, Quế Hiệp đẩy mạnh công tác truyền thông như biên tập các nội dung truyền thông tại cộng đồng; nhân bản, phát sóng, phát hành nội dung truyền thông bằng nhiều hình thức và nhiều kênh. Đồng thời tổ chức các buổi truyền thông tại thôn trong tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ, tuần lễ dinh dưỡng và phát triển, ngày vi chất dinh dưỡng, ngày tiêm chủng theo điều kiện.

Hà Thu


 
 
 

Quảng Bình: Thành phố Đồng Hới đẩy mạnh truyền thông về công tác giảm nghèo

Thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, bên cạnh việc triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ người dân, thành phố Đồng Hới đã tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân phát huy tinh thần tự lực vươn lên giảm nghèo bền vững.

Quảng Bình tăng cường tuyên truyền thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững

Từ đầu năm 2023, tỉnh Quảng Bình đã tập trung tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Tăng cường truyền thông về chính sách việc làm ở vùng đồng bào DTTS và miền núi

Hội thi tìm hiểu chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm được tổ chức tại huyện Đakrông (Quảng Trị) nhằm tăng cường công tác truyền thông về các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ truyền thông về giảm nghèo bền vững

Từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều đợt tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền về chương trình giảm nghèo bền vững...

Phát triển dược liệu giúp vùng dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Việt Nam có rất nhiều loài cây dược liệu khác nhau. Việc phát triển nguồn dược liệu từ nuôi trồng, thu hái, chế biến tạo thành chuỗi liên kết giúp cho người dân vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế bền vững.

Quảng Trị đẩy mạnh hỗ trợ người dân tìm kiếm việc làm

Chương trình giao lưu, đối thoại về việc làm được coi là một trong những giải pháp nhằm kết nối cung - cầu lao động, tạo sự phát triển ổn định, giúp thoát nghèo.

Thành phố Bạc Liêu chú trọng cấp thẻ BHYT, giải quyết việc làm cho người nghèo

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong năm 2023, thành phố Bạc Liêu đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo, tránh tái nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Quảng Ngãi chú trọng tạo việc làm cho người nghèo

Đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Truyền thông nâng cao hiệu quả giảm nghèo bền vững

Việc triển khai thực hiện Dự án Truyền thông giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 thời gian qua đã mang lại những hiệu quả tích cực.

Nghệ An tập huấn thực hiện quản lý suy dinh dưỡng ở trẻ em

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An đã tổ chức các lớp tập huấn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023.