Hà Tĩnh:

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ truyền thông về giảm nghèo bền vững

Từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều đợt tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền về chương trình giảm nghèo bền vững...

Nhờ triển khai các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giúp nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Hà Tĩnh có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh sẽ phối hợp với Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông tổ chức khai mạc khoá Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho hơn 70 cán bộ làm công tác thông tin truyền thông các cơ quan báo chí và các sở, ban ngành đoàn thể trên địa bàn tỉnh. Nội dung bồi dưỡng tập trung vào Tiểu dự án 1 - Giảm nghèo về thông tin trong Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Khoá bồi dưỡng sẽ diễn ra trong thời gian 5 ngày, từ 28/11 đến 02/12/2023. 

Trước đó, vào cuối tháng 7, đầu tháng 8/2023, trong thời gian 5 ngày (31/7-4/8), tỉnh Hà Tĩnh cũng đã tổ chức tập huấn cho hơn 1.000 học viên là lãnh đạo, chuyên viên phòng Lao động, Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã; đại diện các hội đoàn thể cấp huyện; công chức văn hoá - xã hội cấp xã, đến từ 9/13 huyện, thị nhằm phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách và một số văn bản mới về công tác giảm nghèo.

Trong thời gian 5 ngày, các học viên được phổ biến các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025 và cập nhật một số văn bản mới nhất về công tác giảm nghèo của Trung ương, của tỉnh.

Đồng thời được hướng dẫn một số kỹ năng về công tác giảm nghèo tại cơ sở như: Triển khai trợ giúp người nghèo, hộ nghèo tiếp cận chính sách và dịch vụ xã hội; phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững, tăng cường sự tham gia của người dân, đặc biệt là phụ nữ và thực hiện kế hoạch phát triển cộng đồng; công tác tuyên truyền, vận động thực hiện giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2025; phổ biến các chính sách ưu đãi tín dụng với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình và các đối tượng khác.

Được biết, từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều đợt tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách các cấp ở Hà Tĩnh nhằm hỗ trợ các hộ vươn lên thoát nghèo, phòng ngừa, hạn chế người dân rơi vào tình trạng nghèo đói; bảo đảm thực hiện chương trình đúng mục tiêu, đúng đối tượng, hiệu quả, bền vững.

Nhờ triển khai các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giúp nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo trong tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh, từ đầu năm 2023 đến nay, các chính sách về giảm nghèo được triển khai gắn với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, hỗ trợ sinh kế cho người dân. Các chính sách về hỗ trợ bảo hiểm y tế, giáo dục, nhà ở, vốn vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội... được triển khai kịp thời, góp phần quan trọng hỗ trợ thoát nghèo bền vững, hạn chế tối đa nguy cơ tái nghèo. 

Theo thống kê, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2021 theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2022 - 2025 của tỉnh là 4,68%; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cuối năm 2022 là 3,79%, tổng số hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều cuối năm 2022 là 4,04%. Dự kiến tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2023 giảm còn 3,05%. Hà Tĩnh phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 0,6 - 1% mỗi năm; duy trì tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo thấp hơn bình quân chung của khu vực Bắc Trung Bộ. 

Nguyễn Huế và nhóm PV

An Lão đẩy mạnh truyền thông và đào tạo nghề góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh công tác truyền thông về giảm nghèo và đào tạo nghề cho lao động vùng nông thôn giải quyết việc làm, góp giảm nghèo bền vững.

An Giang: Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức góp phần giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Mù Cang Chải

Năm 2023, huyện vùng cao Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, toàn huyện giảm 1.178 hộ nghèo, đạt tỷ lệ 9,83%.

Lạc Dương nỗ lực giảm nghèo bền vững

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu của quốc gia và địa phương để phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Phú Yên: Tuyên truyền thay đổi tư duy, cùng nhau giảm nghèo

Để góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội thi truyên truyền về công tác giảm nghèo.

Đồng Tháp: Được tiếp cận thông tin kịp thời, tỷ lệ hộ nghèo ở Tam Nông giảm mạnh

Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) giảm mạnh nhờ được tiếp cận các thông tin, chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước kịp thời.

Gần 74.000 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở Đồng Tháp được cấp thẻ BHYT

Năm 2023, Đồng Tháp cấp gần 74.000 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học; xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ vì mục tiêu giảm nghèo đa chiều.

Lâm Đồng giảm dần mức độ thiếu hụt chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo

Những năm gần đây, tỷ lệ giảm nghèo, giảm các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (trong chuẩn nghèo đa chiều) tại Lâm Đồng qua từng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Hiệu quả từ đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Hòa Bình

Cùng với việc đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, công tác đào tạo nghề góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

An Giang: Thành phố Châu Đốc không còn hộ nghèo

Đến cuối năm 2023, 34 hộ nghèo của thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) đã thoát nghèo. Kết quả này vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra của thành phố.