Như Xuân vận động người nghèo tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Nhờ đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tỷ lệ người dân ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng tăng.

Mới đây, các cán bộ Bảo hiểm xã hội huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với xã Xuân Hòa trực tiếp đến người dân, nhất là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn để tuyên truyền, vận động, giúp họ hiểu được những lợi ích tích cực khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế. 

Chị Trần Thị Yến, một người dân ở xã Xuân Hòa chia sẻ, nhờ được các cán bộ bảo hiểm xã hội tư vấn mà chị hiểu rõ hơn về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện. Vì thế, mỗi tháng chị đã dành một khoản thu nhập tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để sau này có lương hưu, không phải phụ thuộc vào con cháu, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Gia đình chị Nguyễn Thị Thu trú cùng xã Xuân Hoà có một cửa hàng nhỏ buôn bán đồ gia dụng. Sau khi được nhân viên Bảo hiểm xã hội huyện tuyên truyền, vận động, chị Thu đã chủ động đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. 

Chị cho hay, “Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện có nhiều cái hay, vừa có lương hưu, vừa được cấp thẻ bảo hiểm y tế nên tôi tham gia với mong muốn đỡ gánh nặng cho các con sau này nếu lỡ may gặp bệnh tật”.

Tuyên truyền thay đổi nhận thức, tạo niềm tin của nhân dân vào chính sách an sinh xã hội ưu việt.

Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Như Xuân  - Lê Minh Hòa cho biết, đơn vị đang đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều hình thức, như tổ chức đối thoại trực tiếp thông qua các hội nghị tuyên truyền, truyền thông trên hệ thống loa phát thanh, mạng xã hội; chia các nhóm đối tượng nhỏ để có cách thức tiếp cận, tuyên truyền phù hợp.

Trong đó, tập trung tuyên truyền về giá trị nhân văn, lợi ích thiết thực khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, làm thay đổi nhận thức, tạo niềm tin của nhân dân vào chính sách an sinh xã hội ưu việt của Đảng, Nhà nước, qua đó, tự giác tham gia.

Với mục tiêu hướng tới bảo hiểm xã hội toàn dân, năm 2023, Bảo hiểm xã hội huyện Như Xuân sẽ tiếp tục phối hợp UBND các xã, thị trấn, các tổ chức chính trị - xã hội, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện trong việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế. 

Tiếp tục làm tốt công tác quản lý tài chính, thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng. Nâng cao khả năng, chất lượng, hiệu quả làm việc của cán bộ, viên chức, gắn với triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền để người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế theo đúng quy định hiện hành. 

Phối hợp với các tổ chức dịch vụ thu trong việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế. Phối hợp với Bưu điện huyện trong việc tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý người hưởng và chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng theo đúng quy định của pháp luật.

Đặc biệt, quan tâm tuyên truyền đến đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ nông dân sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều... 

Được biết, đến thời điểm hiện taị, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Như Xuân đạt hơn 90%.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện cũng còn những khó khăn nhất định. Do số lượng lớn người dân làm nghề tự do, việc làm không ổn định, thu nhập thấp, không thường xuyên nên khó khăn trong công tác phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. 

Đồng thời, từ năm 2022, quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP quy định mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn tăng từ 700.000 đồng lên 1,5 triệu đồng/tháng nên mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu cũng phải tăng theo, ảnh hưởng lớn đến công tác vận động người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Trong thời gian tới, Bảo hiểm xã hội huyện Như Xuân đẩy mạnh phối hợp, chia sẻ dữ liệu với cơ quan bưu điện và tổ chức dịch vụ thu để tăng cường vận động phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế hộ gia đình. Phát huy hiệu quả truyền thông qua ứng dụng VssID; chú trọng phát triển ứng dụng VssID để đem lại lợi ích thực tế chứ không chỉ dừng lại ở số lượng. 

Tiếp tục xác định linh hoạt đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế tới mọi người dân. Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy xoá đói giảm nghèo.

Thanh Hải

Lai Châu đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết vấn đề xã hội

Phụ nữ huyện Tân Uyên, Lai Châu trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển văn hóa, thể dục thể thao, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Điện Biên: Tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác phổ biến kiến thức pháp luật tới đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, Phòng Dân tộc huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã có những hoạt động tuyên truyền mang lại hiệu quả cao.

Đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023

Thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, Dự án 5 bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2023 hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc 26 tỉnh.

Lào Cai xóa đói giảm nghèo bền vững bằng Internet

Tỉnh Lào Cai xác định, việc phổ cập dịch vụ Internet, mạng di động, tăng cường chuyển đổi số... có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay.

Tín dụng chính sách – Đòn bẩy giảm nghèo hiệu quả ở Nghệ An

Cuối tháng 9/2023, tổng nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của tỉnh Nghệ An đạt 12.140 tỷ đồng, cao thứ 4 toàn quốc, đạt tốc độ tăng trưởng 11,6%.

Hộ nghèo Bản Qua (Lào Cai) có nhà mới từ nguồn vốn Chương trình giảm nghèo

Xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã tổ chức trao tiền và gắn biển tượng trưng hỗ trợ sửa chữa, làm mới nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo năm 2023 theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Nghệ An: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo hiệu quả

Tại khu vực miền núi tỉnh Nghệ An, xuất khẩu lao động được xem là con đường thoát nghèo nhanh và bền vững cho người dân, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tây Ninh tăng cường hỗ trợ người dân giảm nghèo về thông tin

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua, tỉnh Tây Ninh đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm nghèo thông tin trên địa bàn và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Quảng Trị: Định hướng nghề nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số

Nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú, dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã chủ động thực hiện công tác phân luồng, hướng nghiệp sớm cho học sinh dân tộc thiểu số.

Mèo Vạc (Hà Giang) đẩy mạnh giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân thực hiện các mục tiêu và Chương trình giảm nghèo bền vững.