Ra mắt Mạng lưới Nông dân Việt Nam xuất sắc

Mạng lưới Nông dân Việt Nam xuất sắc nhằm tập hợp, kết nối các nông dân Việt Nam xuất sắc các thời kỳ để giao lưu, học hỏi, cùng tìm kiếm thị trường, hợp tác đầu tư; cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin trong sản xuất nông nghiệp.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ VIII 2023 với chủ đề "Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp" "Mạng lưới Nông dân Việt Nam xuất sắc" đã ra mắt nhằm kết nối, chia sẻ với gần 800 nông dân xuất sắc đã được bình chọn, tôn vinh trong 11 năm qua và đại diện các hợp tác xã tiêu biểu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

mangluoi.png

Ông Nguyễn Văn Hoài, thành viên ban điều hành mạng lưới cho biết, những tấm gương nông dân Việt Nam xuất sắc trong 11 năm qua của Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam không chỉ là những người đổi mới, sáng tạo trong sản xuất mà còn nhạy bén trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ.

Đây cũng là những người có đóng góp đáng kể cho quá trình phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ an ninh trật tự ở mỗi địa phương. Họ chính là những người xuất sắc nhất trong những người xuất sắc, luôn gương mẫu, đi đầu, không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình, tạo việc làm cho nhiều người mà còn truyền cảm hứng, dẫn dắt các nông dân khác cùng làm theo.

Việc hình thành Mạng lưới Nông dân Việt Nam xuất sắc nhằm tập hợp, kết nối các nông dân Việt Nam xuất sắc các thời kỳ để giao lưu, học hỏi, cùng tìm kiếm thị trường, hợp tác đầu tư; cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin trong sản xuất nông nghiệp; hay tổ chức các hoạt động đào tạo, tham quan, các chương trình hoạt động xã hội...

Mạng lưới Nông dân Việt Nam xuất sắc được hình thành trên cơ sở tự nguyện, tự chủ hoạt động với các hình thức sinh hoạt đa dạng, phong phú. Dự kiến, mạng lưới sẽ có các bộ phận chính, gồm: Ban Điều hành, Ban Thư ký và Ban Truyền thông.

Mạng lưới sẽ được hoạt động chủ yếu trên nền tảng số, kết nối online và sẽ có những buổi sinh hoạt trực tiếp.

PV

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.