Nậm Nhùn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần giảm nghèo bền vững

Thông qua chương trình đào tạo nghề, nhiều người dân Nậm Nhùn đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ, những năm qua trên địa bàn huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã có hàng nghìn lao động ở các thôn, bản được đào tạo nhiều ngành nghề sát với nhu cầu thực tiễn của địa phương cũng như của người dân. 

Việc triển khai đào tạo nghề trên địa bàn huyện luôn được các cơ quan chuyên môn quan tâm thực hiện. Hàng năm mở lớp tại các thôn bản đồng thời xây dựng các mô hình trình diễn, qua đó đã tạo điều kiện cho người dân dễ tiếp cận và nắm bắt kiến thức một cách hiệu quả. 

Thông qua các lớp đào tạo nghề đã giúp người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn được trang bị những kiến thức cơ bản trong chăn nuôi, trồng trọt để có thể áp dụng trực tiếp vào thực tế của gia đình, tạo điều kiện giúp các hộ khó khăn nâng cao hiệu quả sản xuất.

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng tạo điều kiện giúp huyện nâng cao tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo. Sau 10 năm thực hiện, đến nay tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện Nậm Nhùn tăng từ 27,01% năm 2013 lên gần 50% năm 2022.

Người dân được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu cũng như thực tế địa phương.

Bà Lại Thị Huế, Trưởng phòng Lao động, Thương binh & Xã hội huyện Nậm Nhùn cho biết, thực hiện chương trình đào tạo nghề, những năm qua phòng chuyên môn đã chỉ đạo triển khai phối hợp với tất cả các xã, thị trấn tổ chức các lớp dạy nghề đến với người dân. Đến nay, thông qua chương trình đào tạo nghề đã có nhiều người dân mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Bà cũng cho hay, từ năm 2013 đến nay, huyện đã tổ chức 89 lớp dạy nghề cho hơn 1.740 lao động nông thôn. Các đối tượng học nghề chiếm đa số là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu việc làm. Lao động nông thôn được đào tạo nâng cao tay nghề với các ngành nghề chính như trồng cây lương thực, thực phẩm, trồng rau, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, sửa chữa xe máy, điện dân dụng...

Huyện Nậm Nhùn là một địa bàn rộng, với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khá lớn nên việc thực hiện đào tạo nghề sẽ gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện những năm qua đã được triển khai thực hiện thiết thực, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động trên địa bàn huyện, tạo việc làm và từng bước giúp tăng thu nhập đối với lao động nông thôn. Việc triển khai đào tạo nghề cũng từng bước làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững. 

Trong quá trình tổ chức thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, huyện cũng chú trọng ưu tiên dạy nghề cho người nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ, các đối tượng chính sách. Các nghề chủ yếu là nghề về nông nghiệp, ít nghề về phi nông nghiệp. Người lao động tham gia lớp học nghề 100% học viên đều được hưởng hỗ tiền học theo chính sách của Đề án 1956. 

Nội dung dạy nghề chủ yếu là dạy thực hành, thời gian đào tạo phù hợp với nghề đào tạo, đặc điểm của quy trình sản xuất, quy trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi ở từng vùng, từng địa phương và phù hợp với điều kiện chung của người học nghề. 

Hình thức đào tạo nghề được đa dạng hóa, đào tạo tập trung tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; đào tạo lưu động tại các thôn bản. Thông qua các lớp học nghề đã giúp người lao động nông thôn từng bước nâng cao trình độ, tạo điều kiện tốt để tiếp nhận việc triển khai các mô hình, đề án phát triển sản xuất tại địa phương.

Bên cạnh đó, các ngành nghề đào tạo được xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế tại địa phương gắn với định hướng phát triển kinh tế của từng vùng, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực ở nông thôn, làm chuyển dịch cơ cấu lao động dần theo hướng tích cực, trình độ canh tác của người lao động được nâng cao. Trên 80% số lao động sau học nghề có việc làm hoặc làm nghề cũ nhưng năng suất cao hơn, từng bước giảm nghèo theo hướng bền vững.

Được biết, trong thời gian tới, phòng chuyên môn sẽ tiếp tục tham mưu với UBND huyện thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trong đó chú trọng một số ngành nghề mới phù hợp với nhu cầu của người dân cũng như thực tế địa phương để có thể phát huy hiệu quả ứng dụng vào thực tế sau khi người dân được đào tạo...

Mỹ Bình, Anh Dũng, Ngân Phương

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.