Lâm Bình chú trọng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động

Trong năm 2022, huyện Lâm Bình đã giải quyết việc làm mới và chuyển đổi nghề cho 1.593 lao động, đạt 102% kế hoạch năm.

Gia đình chị Ma Thị Sen ở xã Bình An, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang vốn là một hộ nghèo. Trước đây vì không có việc làm ổn định nên thu nhập của chị rất bấp bênh. Vừa qua, chị Sen được tham gia lớp học nghề mây tre đan do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lâm Bình tổ chức. Nhờ quyết tâm học nghề để có thêm việc làm, dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên Trung tâm, chị đã nâng cao được tay nghề và mang sản phẩm của mình bán ra thị trường.

Cũng phấn khởi vì có nghề để mưu sinh, ông Dương Hà ở thôn Khun Hon, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình tâm sự, ông rất tự tin vì đã học, chọn làm nghề thợ xây và trở thành chủ thầu xây dựng các công trình ở xã Thượng Lâm và các địa phương lân cận. Ông Hà cho hay, so với những công việc lao động phổ thông khác thì nghề thợ xây không chỉ mang lại thu nhập cho gia đình ông mà còn giúp hàng chục lao động nghèo có việc làm, giảm nghèo.

Lớp đào tạo nghề ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

Để giúp người lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên ổn định, góp phần tăng thêm thu nhập và giảm nghèo, thời gian qua, cùng với tuyên truyền, khuyến khích người lao động tự tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực bản thân hay nhu cầu thực tế tại địa phương, huyện Lâm Bình còn quan tâm tạo điều kiện cho lao động nông thôn được tham gia học nghề, trợ giúp cho lao động có thêm kiến thức cần thiết để tham gia lao động sản xuất. 

Nhờ đó, trong năm 2022, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện đã mở được 5 lớp dạy nghề ở các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và du lịch cho 135 học viên. Qua đó, đã góp phần giúp người lao động lựa chọn được việc làm phù hợp với bản thân và hoàn cảnh gia đình trên chính mảnh đất quê hương.

Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện Lâm Bình cũng phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức các phiên giao dịch tư vấn, giới thiệu việc làm tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện và đã thu hút được hàng nghìn lao động đến tìm kiếm thông tin việc làm.

Kết quả, trong năm 2022, huyện Lâm Bình đã giải quyết việc làm mới và chuyển đổi nghề cho 1.593 lao động, đạt 102% kế hoạch năm. 

Thực hiện hiệu quả công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động địa phương, người nghèo ở huyện Lâm Bình sẽ biết chọn lọc để học những nghề phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Từ đó, giúp họ tạo việc làm và tăng thu nhập.

Văn Giáp, Lan Anh, Thu Hằng

Chàng trai người Mông mở HTX bao tiêu hàng nghìn tấn dứa cho người dân biên giới

Năm 2022, anh Thào A Giàng thành lập Hợp tác xã dứa Mường Nhà (Điện Biên), liên kết với gần 70 hộ dân bản giáp biên trồng hơn 60ha cây dứa mật, bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đầu ra giúp bà con.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Nước sạch đến với học sinh vùng cao Nậm Pồ

Tính tới ngày 31/10, toàn huyện Nậm Pồ (Điện Biên) đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng 26 giếng khoan tại các trường học trên địa bàn.

Nhiều hộ dân ở Phong Thổ viết đơn xin thoát nghèo

Những lá đơn xin thoát nghèo đã thể hiện nguyện vọng, khẳng định ý chí tự lực vươn lên của một bộ phận đồng bào ở huyện Phong Thổ (Lai Châu) trong hành trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Thừa Thiên Huế: Linh hoạt thực hiện chính sách giảm nghèo đặc thù

Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND, trong đó có 6 nhóm chính sách trọng tâm, trọng điểm để thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Tuần Giáo nỗ lực thực hiện 100% học sinh tham gia bảo hiểm y tế

Tính đến ngày 31/10/2023, tổng số học sinh trên địa bàn huyện Tuần Giáo (Điện Biên) tham gia bảo hiểm y tế là 1.335 em, đạt 106.8% kế hoạch tỉnh giao.

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Tuần Giáo nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy giảm nghèo

Những việc làm hỗ trợ thiết thực đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân của huyện Tuần Giáo (Điện Biên) được cải thiện và nâng lên rõ rệt.

Tây Ninh: Nhiều cơ chế giảm nghèo đa chiều hiệu quả

Tỉnh Tây Ninh ban hành và thực hiện lồng ghép nhiều chính sách, mô hình giảm nghèo đa chiều hiệu quả cho vùng nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

TP Bà Rịa khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân

Việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp người dân Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) có sinh kế ổn định, thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên khấm khá.