Lạng Sơn: Tăng khả năng tiếp cận thông tin cho người dân huyện nghèo

Đến năm 2025, 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet; 95% các hộ gia đình sinh sống trên địa bàn huyện nghèo được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững.

Đó là mục tiêu được UBND tỉnh Lạng Sơn đề ra để giải quyết chiều thiếu hụt về thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, Lạng Sơn có tổng số hộ nghèo 23.510 hộ, chiếm 12,20%; hộ cận nghèo 23.248 hộ, chiếm 12,07%.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 đang được tỉnh Lạng Sơn triển khai tích cực, hiệu quả với các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được tỉnh Lạng Sơn triển khai tích cực, hiệu quả.

Các địa phương trong tỉnh đã lập Ban Chỉ đạo rà soát, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và tổ chức phổ biến, tuyên truyền các chính sách, dự án giảm nghèo đến các tầng lớp dân cư, người nghèo và đối tượng thụ hưởng, giúp người nghèo chủ động tiếp cận các nguồn thông tin, kiến thức khoa học kỹ thuật, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để vươn lên thoát nghèo. Nhiều hình thức tuyên truyền được triển khai như phát tờ rơi tuyên truyền về chính sách giảm nghèo, cấp phát sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, cách làm hay góp phần giảm nghèo bền vững; tổ chức các hội nghị tuyến xã và thôn bản, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở....

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ người nghèo về bảo trợ xã hội, tín dụng, y tế, cứu đói giáp hạt, Lạng Sơn còn chú trọng đẩy mạnh đào tạo nghề, hỗ trợ nông dân vay vốn, triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho người nghèo, kết hợp bảo vệ môi trường, góp phần giảm nghèo bền vững. 

Người dân được nâng cao kiến thức về bảo vệ môi trường, hướng tới xây dựng lối sống xanh hơn, sạch hơn, bền vững, hài hòa với thiên nhiên, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu. Các địa phương đã tổ chức thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải tại nguồn, thúc đẩy tiêu dùng bền vững và thân thiện môi trường.

Điển hình là huyện Bình Gia, huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Lạng Sơn với hơn 26,4% hộ nghèo, gần 40% hộ cận nghèo theo tiêu chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025. Để giảm nghèo hiệu quả, địa phương đã và đang triển khai nhiều nhóm giải pháp thiết thực, đồng bộ, gắn với nâng cao chất lượng môi trường sống của nhân dân. Các hoạt động bảo vệ môi trường đã được người dân tại 19/19 xã, thị trấn hưởng ứng, tham gia.

Tính riêng năm 2022, đã thu gom, xử lý hơn 300m3 rác thải; phân loại hơn 2,2 tấn rác; khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm hơn 44km; vệ sinh khu vực công cộng, đường giao thông hơn 54km; giải quyết 28 tụ điểm tập kết rác. Xây dựng 13 lò đốt rác, 65 nhà tiêu, 7 bể chứa bao bì gói thuốc bảo vệ thực vật, duy tu, bảo dưỡng 64 công trình cấp thoát nước. Ngoài ra, huyện đã hỗ trợ nhân dân trồng cây xanh, làm đường bê tông nông thôn, san nền nhà văn hóa thôn, hỗ trợ xử lý sạt lở tại các hộ gia đình khó khăn…

Có thể nói, việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn, góp phần nâng cao đời sống của người dân, thay đổi căn bản diện mạo vùng nông thôn, nhất là những địa bàn khó khăn. Tạo điều kiện tốt nhất để người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các nguồn lực và các dịch vụ xã hội cơ bản để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn huyện nghèo, xã, thôn đặc biệt khó khăn. Tạo sự chuyển biến tích cực, toàn diện hơn nữa trong công tác giảm nghèo để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.

Để triển khai chương trình đạt hiệu quả cao, ngoài các giải pháp về đổi mới cơ chế, chính sách trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, công tác tuyên truyền, vận động đóng vai trò then chốt nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân nông thôn về mục tiêu, ý nghĩa của chương trình.

Trong đó, chú trọng đến công tác tuyên truyền nâng cao chất lượng các phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.

Giải quyết chiều thiếu hụt về thông tin, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet; 95% các hộ gia đình sinh sống địa bàn huyện nghèo được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững thông qua các hình thức xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông.

Lương Hải, Anh Dũng, Ngọc Quý

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.