Nỗ lực để mọi người dân đều được hưởng dịch vụ viễn thông

Xóa các vùng lõm sóng di động là một chủ trương lớn mà ngành thông tin và truyền thông Việt Nam đang nỗ lực triển khai.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Thủ tướng Phạm Minh Chính “Truyền thông phải đi đầu chứ không phải đi theo, là một trong những động lực truyền cảm hứng cho sự phát triển và đổi mới sáng tạo của VN trong kỷ nguyên số”.

Bên cạnh đó, tiến hành phủ sóng toàn diện, bao trùm tới mọi miền đất nước, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tất cả mọi người dân đều được hưởng dịch vụ viễn thông. “Ngành Thông tin và Truyền thông và ngành Điện lực thực hiện nhiệm vụ này, phấn đấu năm 2023, điện đi tới đâu, viễn thông đi tới đó, ở đâu cũng có điện và ở đâu cũng có viễn thông, không để ai bị bỏ lại phía sau”, Thủ tướng giao nhiệm vụ.

Quan sát từ thực tế, không khó để thấy, trong thời gian qua, xóa các vùng lõm sóng di động là một chủ trương lớn của ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Hoạt động này được khởi xướng từ tháng 9/2021 nhằm mục tiêu hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến và thúc đẩy phát triển xã hội số.

Theo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), trước thời điểm ngày 1/1/2021, cả nước có tổng cộng 2.418 thôn lõm sóng. Đây là những điểm mà người dân không thể tiếp cận được với sóng di động. Số liệu được tổng hợp và báo cáo từ kết quả thu thập của các địa phương. 

Ở thời điểm chương trình Sóng và máy tính cho em bắt đầu được triển khai, Việt Nam vẫn còn hơn 2.000 điểm lõm sóng di động. Tuy nhiên, số lượng điểm lõm sóng đã giảm mạnh chỉ sau một năm. 

Tính đến hết quý 3 năm 2022, các doanh nghiệp viễn thông đã phủ sóng thêm 2.152 thôn trong tổng số 2.418 thôn lõm sóng. Trong đó, bao gồm 1.380 thôn được phủ sóng năm 2021 và 772 thôn được phủ sóng năm 2022. 

Với kết quả này, sau một năm triển khai chương trình "Sóng và máy tính cho em", ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã phủ sóng được 89% tổng số thôn bị lõm sóng trên toàn quốc. 

Ở một góc nhìn rộng hơn, các doanh nghiệp viễn thông đã phủ sóng 99,72% số thôn, bản trên toàn quốc, tăng 2,18% so với năm 2021. 

Theo Cục Viễn thông, hiện cả nước vẫn còn 226 thôn chưa được phủ sóng (chiếm 0,27% lượng thôn, bản). Nguyên nhân của tình trạng này là bởi 148 thôn trong số đó chưa có điện hoặc điện lưới không đảm bảo cho trạm hoạt động. 

Ngoài ra, có 88 thôn có dưới 50 hộ gia đình lõm sóng và 30 thôn do gặp khó khăn về điều kiện thời tiết, địa hình nên chưa triển khai được trạm BTS.

Hiện Việt Nam có tổng cộng 81,8 triệu thuê bao băng rộng di động, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng thuê bao băng rộng di động này tương đương 83 thuê bao/100 dân. 

Với thuê bao băng rộng cố định, cả nước có 20,73 triệu thuê bao, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính đến cuối năm nay, lượng thuê bao băng rộng cố định sẽ đạt 21,7 triệu thuê bao, tương đương 22 thuê bao/100 dân. 

Tính đến hết tháng 9/2022, tỷ lệ hộ gia đình Việt Nam sử dụng Internet cáp quang là 72,2%, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Cục Viễn thông, nhiều khả năng đến hết năm 2022, Việt Nam sẽ đạt xấp xỉ mục tiêu đề ra là 75% tỷ lệ hộ gia đình sử dụng Internet cáp quang.

Ngọc Dũng, Ngân Phương, Lê Thúy, Quốc Huy, Tư Giang

Quảng Bình: Nguồn vốn ưu đãi giúp đoàn viên thanh niên thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu quả, tạo đòn bẩy cho người dân Quảng Bình đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Bắc Kạn hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành

Chiều 31/8, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức trao tặng 176 chiếc điện thoại thông minh trong chương trình Hỗ trợ phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trưởng thành tại 8 xã/phường thí điểm chuyển đổi số năm 2023.

Mộc Châu tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức chương trình trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mộc Châu.

970 hộ nghèo Nghệ An được hỗ trợ xây dựng nhà ở

Tính đến hết quý III/2023, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây dựng 970 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Sơn La phấn đấu năm 2025 không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La triển khai nhiều biện pháp huy động nguồn lực để xóa nhà tạm cho các hộ nghèo.

Kỳ Anh huy động nguồn lực hỗ trợ cho người yếu thế, hộ đặc biệt khó khăn

Thời gian qua, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung thực hiện chính sách giảm nghèo, thường xuyên hỗ trợ về nhiều mặt đối với người yếu thế, các hộ đặc biệt khó khăn.

Thuận Châu phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025

Huyện Thuận Châu (Sơn La) tập trung nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, phấn đấu đưa huyện thoát nghèo năm 2025.

Tủ sách cộng đồng giúp người dân Yên Bái giảm nghèo thông tin

Tỉnh Yên Bái đã xây dựng và duy trì hiệu quả tủ sách cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin phục vụ đời sống.

Người dân Thu Lũm được chăm sóc sức khỏe tốt hơn ngay tại địa phương

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) được chú trọng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên.

Điện Biên nỗ lực đưa nước sạch đến người dân vùng sâu, vùng xa

Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 62/115 xã đạt tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh.