Đẩy mạnh đào tạo nghề để giảm nghèo bền vững

Để giảm nghèo bền vững, nhiều địa phương thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo, dạy nghề cho người dân.

Công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm là một trong những tiêu chí quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, do đó các địa phương, trung tâm dịch vụ việc làm... đã đẩy mạnh tuyên truyền về đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp bằng nhiều hình thức.

Giới thiệu việc làm, mở lớp học chăn nuôi

Tại Thanh Hóa thông tin từ năm 2021 đến nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tổ chức 6 ngày hội việc làm, 12 hội nghị tư vấn - giới thiệu việc làm với sự tham gia của 61 doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh và cơ sở đào tạo... Qua đó, hỗ trợ tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm cho 4.410 người lao động.

Những hoạt động này đã hỗ trợ kết nối việc làm thành công cho 644 lao động. Trung tâm cũng đã thu thập, cập nhật thông tin của 997 đơn vị sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng và khảo sát, thu thập thông tin tìm kiếm việc làm của 5.067 người lao động. 

Tại Quảng Ngãi, chị em nông dân xã Đức Lân (Mộ Đức) có cơ hội tham gia lớp học nghề chăn nuôi và thú y. Các học viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về cách chuẩn bị chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, cách tiêm phòng bệnh... Phương pháp giảng dạy là lý thuyết kết hợp thực hành. 

Bà Phạm Thị Tám, Chủ tịch Hội LHPN xã Đức Lân, cho biết lớp học nghề được mở dựa trên nhu cầu thực tiễn của lao động tại địa phương. Các đối tượng ưu tiên là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, lao động có thu nhập thấp. Sau 21 buổi học, học viên sẽ nắm vững những kiến thức cơ bản về chăn nuôi và thú y. 

giảm nghèo.jpg
Đào tạo nghề đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực giúp người dân thoát nghèo. Ảnh: Lê Anh Dũng

Cần đẩy mạnh hơn nữa

Huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) cũng tích cực triển khai dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Từ năm 2021 đến nay, gần 300 lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện được tham gia học nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm và sửa chữa máy nông nghiệp.

Năm 2023, huyện Sơn Tây tiếp tục mở lớp đào tạo nghề cho khoảng 340 lao động học về chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng cây ăn quả; đồng thời tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm.

Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây, Bạch Ngọc Thêm, cho biết huyện đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức các sàn giao dịch việc làm để tìm kiếm cơ hội việc làm cho lao động trong độ tuổi từ 18-40 tuổi ở địa phương.

Tại Bạc Liêu, vào tháng 9, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu tổ chức 6 lớp đào tạo nghề gồm nuôi heo, nuôi cua và nuôi tôm sú theo mô hình quảng canh cải tiến tại xã Định Thành và Định Thành A.

Mỗi lớp học có từ 25-30 người, thời gian kéo dài 2-3 tháng. Người học được trang bị những kiến thức cơ bản về chăn nuôi, phát hiện và xử lý dịch bệnh, sản xuất hàng hóa chất lượng theo nhu cầu của thị trường…

Trong năm 2023, Trường dự định phối hợp với tất cả địa phương trong tỉnh mở thêm khoảng 100 lớp đào tạo nghề nông nghiệp, nhằm góp phần quan trọng vào công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững.

Hà Thu

Chăm lo dinh dưỡng cho trẻ để góp phần giảm nghèo

Chăm lo, cải thiện dinh dưỡng, quan tâm sức khỏe hộ nghèo, cận nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đắk Nông tăng cường tuyên truyền công tác giảm nghèo

Qua rà soát sơ bộ, đến tháng 12/2023, kết quả giảm nghèo chung của tỉnh đạt 2,79 % (kế hoạch đặt ra là 3%) và giảm nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ là 8,1% (kế hoạch đặt ra là 5%).

Huế hỗ trợ làm nhà, giải quyết việc làm để giảm nghèo

Thành phố Huế triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có hơn 500 hộ thoát nghèo trong năm 2023.

Tập trung giảm nghèo thông tin, hỗ trợ nhà ở cho người dân

Tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ người dân an cư là những chương trình được nhiều địa phương của tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Thúc đẩy giải quyết việc làm bền vững tại Phú Thọ

Hỗ trợ việc làm bền vững là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thái Nguyên tổ chức phiên giao dịch, ngày hội việc làm để giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm giúp người lao động, nhất là hộ nghèo và cận nghèo, có thu nhập ổn định, là hoạt động góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo nói chung tại nhiều địa phương ở Thái Nguyên.

Những 'trái ngọt' của chương trình giảm nghèo bền vững ở Đồng Tháp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Đồng Tháp đạt được nhiều kết quả khả quan.

Long An phấn đấu giảm số hộ nghèo đa chiều

Long An đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới; hỗ trợ người khó khăn vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bắc Giang tăng cường triển khai dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản về việc tăng cường triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thành quả giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Sa Pa

Năm 2023, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Sa Pa đạt 7,76%, vượt mức bình quân của tỉnh và vượt kế hoạch thị xã giao.