Đào tạo nghề và tạo việc làm bền vững: Điểm nhấn trong giảm nghèo ở Hà Giang

Giúp hộ nghèo, cận nghèo ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững, tỉnh Hà Giang đang chú trọng công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn.

Xác định công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm là một trong những tiêu chí quan trọng trong giảm nghèo bền vững tại địa phương, thời gian qua, tỉnh Hà Giang đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp, việc làm bằng nhiều hình thức, nâng cao nhận thức người dân trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp.

Đặc biệt, tỉnh Hà Giang cũng tập trung thực hiện Dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững. Qua đó, giúp người dân, nhất là hộ nghèo có việc làm, ổn định cuộc sống.

Khai giảng 3 lớp đào tạo nghề tại 3 xã Đồng Tiến, Tân Thành, Quang Minh của huyện Bắc Quang.

Thực hiện phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn với tổng kinh phí 54.158 triệu đồng, tỉnh Hà Giang đang tập trung thực hiện các nội dung: Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất Trường Trung cấp Dân tộc nội trú - Giáo dục thường xuyên Bắc Quang với kinh phí 16.924 triệu đồng; Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang 12.753 triệu đồng. Đến ngày 31/12/2022 đã hoàn thành lập dự án đầu tư; đầu năm 2023 đấu thầu và triển khai thực hiện dự án.

Cùng với đó, trên cơ sở nguồn vốn sự nghiệp, tỉnh phân bổ cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội 6.941 triệu đồng xây dựng chương trình, giáo trình sơ cấp; định mức kinh tế kỹ thuật nghề; tuyên truyền chính sách giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm; mua sắm thiết bị đào tạo nghề cho Trường Trung cấp Dân tộc nội trú - Giáo dục thường xuyên Bắc Quang. 

Xây dựng 4 chương trình, giáo trình sơ cấp; xây dựng 2 định mức kinh tế kỹ thuật (kéo dài sang năm 2023). Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang được phân bổ 1.823 triệu đồng, xây dựng chương trình giáo trình và mua sắm thiết bị đào tạo nghề.

Phân bổ cho 11 huyện, thành phố 12.241 triệu đồng thực hiện đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp. Hiện tại các huyện đang triển khai mở 106 lớp đào tạo sơ cấp, dưới 3 tháng cho 3.584 học viên, giải ngân 6.249 triệu đồng, đạt 51% kế hoạch vốn.

Đối với hoạt động hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với tổng kinh phí 2.419 triệu đồng, tỉnh đã phân bổ cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội 726 triệu đồng; 7 huyện nghèo 1.694 triệu đồng để triển khai hỗ trợ người lao động sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 

Tỉnh cũng chú trọng thực hiện Dự án Hỗ trợ việc làm bền vững cho hộ nghèo. Tổ chức khảo sát, thu thập, thống kê thông tin thị trường lao động phục vụ tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm. Thông tin, tuyên truyền nhằm phổ biến thông tin thị trường lao động và thu hút người lao động, người sử dụng lao động tham gia các hoạt động giao dịch việc làm. Xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn, sổ tay nghiệp vụ về việc làm, thị trường lao động. 

Hiện nay, các huyện đã triển khai tổ chức 3 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho các tuyên truyền viên cơ sở về công tác giải quyết việc làm trên địa bàn các xã, thị trấn cho 633 cán bộ; in ấn 5.000 tờ rơi, 2.538 cuốn sổ tay tuyên truyền về chính sách việc làm và dạy nghề. 

Các ngành cấp tỉnh tổ chức 5 hội chợ việc làm tại 5 huyện với 5.224 người tham dự với 2.889 người đăng ký đi làm việc; Tổ chức 42 hội nghị tư vấn giới thiệu việc làm cho 2.400 người. 

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới tỉnh Hà Giang tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp giảm nghèo, tập trung hỗ trợ vốn vay ưu đãi, tăng cường đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động. Trong đó, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp theo phương châm gắn kết chặt chẽ 3 nhà: Nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp cả về quy mô và chất lượng đào tạo tại các huyện nghèo, xã nghèo. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng lao động, tạo việc làm gắn với tăng thu nhập, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo. 

Thanh Hải

Lai Châu đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết vấn đề xã hội

Phụ nữ huyện Tân Uyên, Lai Châu trở thành lực lượng nòng cốt trong phát triển văn hóa, thể dục thể thao, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Điện Biên: Tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác phổ biến kiến thức pháp luật tới đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, Phòng Dân tộc huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã có những hoạt động tuyên truyền mang lại hiệu quả cao.

Đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023

Thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, Dự án 5 bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2023 hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc 26 tỉnh.

Lào Cai xóa đói giảm nghèo bền vững bằng Internet

Tỉnh Lào Cai xác định, việc phổ cập dịch vụ Internet, mạng di động, tăng cường chuyển đổi số... có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay.

Tín dụng chính sách – Đòn bẩy giảm nghèo hiệu quả ở Nghệ An

Cuối tháng 9/2023, tổng nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của tỉnh Nghệ An đạt 12.140 tỷ đồng, cao thứ 4 toàn quốc, đạt tốc độ tăng trưởng 11,6%.

Hộ nghèo Bản Qua (Lào Cai) có nhà mới từ nguồn vốn Chương trình giảm nghèo

Xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã tổ chức trao tiền và gắn biển tượng trưng hỗ trợ sửa chữa, làm mới nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo năm 2023 theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Nghệ An: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo hiệu quả

Tại khu vực miền núi tỉnh Nghệ An, xuất khẩu lao động được xem là con đường thoát nghèo nhanh và bền vững cho người dân, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tây Ninh tăng cường hỗ trợ người dân giảm nghèo về thông tin

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua, tỉnh Tây Ninh đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm nghèo thông tin trên địa bàn và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Quảng Trị: Định hướng nghề nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số

Nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú, dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã chủ động thực hiện công tác phân luồng, hướng nghiệp sớm cho học sinh dân tộc thiểu số.

Mèo Vạc (Hà Giang) đẩy mạnh giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân thực hiện các mục tiêu và Chương trình giảm nghèo bền vững.