Đào tạo nghề để giảm nghèo tại Lào Cai

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ cấp thiết nhằm hỗ trợ công tác giảm nghèo, giúp người dân có công cụ thoát nghèo bền vững, vươn lên trong cuộc sống.

Hoạt động tại huyện Bảo Yên

Thời gian qua, huyện Bảo Yên triển khai Dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng khó khăn, năm 2022-2023, với nguồn vốn thực hiện từ ngân sách trung ương trên 4,8 tỷ đồng. Trong đó, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bảo Yên được giao truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo với kế hoạch vốn trên 3,3 tỷ đồng.

Đơn vị đã mở 8 lớp đào tạo nghề cho 275 lao động nông thôn tại các xã Lương Sơn, Minh Tân, Tân Tiến, Xuân Thượng, Bảo Hà, Phúc Khánh; 40 lớp truyền thông về giáo dục nghề nghiệp cho học sinh khối 9, 10, 11 cùng người lao động trên địa bàn.

Ngoài ra, đơn vị còn cấp phát 19.568 tờ rơi truyền thông về giáo dục nghề nghiệp; treo 90 áp phích truyền thông về giáo dục nghề nghiệp tại các trường THCS, THPT, trụ sở UBND các xã, thị trấn... 

Dự án nói trên đã tác động tích cực, góp phần thay đổi nhận thức của người dân; giúp người nghèo thêm cơ hội việc làm, mang đến thu nhập ổn định để có thể thoát nghèo bền vững.

Tạo việc làm mới cho hàng nghìn người

Tương tự, huyện Mường Khương cũng quan tâm vấn đề giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số. 

Theo báo cáo của huyện Mường Khương, đến hết năm 2020, chất lượng nguồn lao động và tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ thấp, chỉ đạt 21,2%. Vì vậy, Mường Khương đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 24%, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 69%, tỷ lệ thất nghiệp là 0,5%. 

W-giam-ngh232o.jpg
Lao động nghèo cần được tạo cơ hội việc làm để từng bước thoát nghèo. Ảnh: Lê Anh Dũng

Huyện đã tập trung chỉ đạo tổ chức các lớp đào tạo về nông nghiệp như dạy nghề trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản... Bên cạnh đó, huyện mở thêm lớp dạy nghề về xây dựng, kỹ thuật điện dân dụng; liên kết đào tạo nghề trong lĩnh vực công nghiệp, chế biến, may thêu, dịch vụ và nhiều lĩnh vực khác đáp ứng nhu cầu, phù hợp với nhu cầu và khả năng của người dân. Các lớp học có thời gian ngắn hạn, khoảng 3 tháng. 

Năm 2023, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mường Khương mở 16 lớp nghề, trong đó có 3 lớp phi nông nghiệp và 13 lớp nông nghiệp về trồng và chế biến chè, thu hút 560 học viên. 

Huyện chỉ đạo các phòng chức năng và cơ sở giáo dục, dạy nghề phối hợp với các doanh nghiệp thường xuyên tư vấn hướng nghiệp nhằm tăng cường dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho người dân. Cùng với đó, huyện phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lào Cai và các doanh nghiệp được phép tuyển dụng lao động trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, tư vấn giới thiệu việc làm tại các xã, cụm xã, các trường THCS, THPT trên địa bàn.

Từ năm 2021 đến hết năm 2023, huyện Mường Khương ước thực hiện giải quyết việc làm mới cho 3.540 người, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 1.180 người.

Trung bình mỗi năm huyện có hơn 30 người đi làm việc theo hợp đồng tại Hàn Quốc và Nhật Bản, với thu nhập bình quân 30-50 triệu đồng/người/tháng. Sau khi trở về địa phương, có người đã xây được nhà ở khang trang và mở rộng sản xuất.

Xét chung toàn tỉnh Lào Cao, trong 9 tháng đầu năm 2023, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh đã triển khai 18/23 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Theo Trung tâm Khuyến nông và dịch vụ nông nghiệp tỉnh, công tác lựa chọn học viên được các cơ sở dạy nghề thực hiện chặt chẽ đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách, phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động.

Cùng với đó, đội ngũ giáo viên của các cơ sở đào tạo nghề có năng lực, trình độ đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo nghề hiện nay. Các học viên đăng ký học các nhóm nghề phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế gia đình và chủ trương phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Hà Thu

Quảng Bình: Thành phố Đồng Hới đẩy mạnh truyền thông về công tác giảm nghèo

Thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, bên cạnh việc triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ người dân, thành phố Đồng Hới đã tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân phát huy tinh thần tự lực vươn lên giảm nghèo bền vững.

Quảng Bình tăng cường tuyên truyền thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững

Từ đầu năm 2023, tỉnh Quảng Bình đã tập trung tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Tăng cường truyền thông về chính sách việc làm ở vùng đồng bào DTTS và miền núi

Hội thi tìm hiểu chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm được tổ chức tại huyện Đakrông (Quảng Trị) nhằm tăng cường công tác truyền thông về các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ truyền thông về giảm nghèo bền vững

Từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều đợt tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền về chương trình giảm nghèo bền vững...

Phát triển dược liệu giúp vùng dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Việt Nam có rất nhiều loài cây dược liệu khác nhau. Việc phát triển nguồn dược liệu từ nuôi trồng, thu hái, chế biến tạo thành chuỗi liên kết giúp cho người dân vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế bền vững.

Quảng Trị đẩy mạnh hỗ trợ người dân tìm kiếm việc làm

Chương trình giao lưu, đối thoại về việc làm được coi là một trong những giải pháp nhằm kết nối cung - cầu lao động, tạo sự phát triển ổn định, giúp thoát nghèo.

Thành phố Bạc Liêu chú trọng cấp thẻ BHYT, giải quyết việc làm cho người nghèo

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong năm 2023, thành phố Bạc Liêu đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo, tránh tái nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Quảng Ngãi chú trọng tạo việc làm cho người nghèo

Đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Truyền thông nâng cao hiệu quả giảm nghèo bền vững

Việc triển khai thực hiện Dự án Truyền thông giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 thời gian qua đã mang lại những hiệu quả tích cực.

Nghệ An tập huấn thực hiện quản lý suy dinh dưỡng ở trẻ em

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An đã tổ chức các lớp tập huấn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023.